[Chắn - Express] Tổ tôm - tụ tam tử đắc thành nhất phu

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi khuongtunha, 11/1/12.

  1. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Các bạn thân mến!​

    Tôi rất muốn học chơi Tổ tôm nhưng điều kiện tiếp xúc với môn chơi này không có vì vậy phải nhờ giáo sư Gúc...Gờ giúp đỡ.
    Khi đọc được bài viết hay và đầy đủ về luật và cách chơi Tổ tôm của tác giả Nguyễn Lưu khoái quá bèn đạo văn về đây kết hợp với một số bài viết của tác giả khác và kinh nghiệm từ những người thạo chơi bổ xung chỉnh sửa lại theo những gì đọc được để bạn đọc dễ hiểu hơn​
    Với mong muốn thông qua bài viết này những ai quan tâm đến lối chơi tổ tôm có thể tham khảo, mời mọi người xem chơi và cùng thảo luận.
    Có luật nào chưa chuẩn rất mong các bạn chỉnh sửa giúp và chỉ giáo thêm.​
    Âu cũng là:
    Giữ gìn vốn cổ đời đời truyền nhân
    Một trăm với hai mươi quân.​

    Phần I​

    TỔ TÔM​

    Tổ Tôm là thú chơi đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Lối chơi này được du nhập từ Trung Hoa vào ta rồi dần dần trở nên Việt Nam hóa,
    Chữ Tổ Tôm do chữ Tụ Tam của Trung Hoa nói lái ra, nguyên câu ấy là“Tụ Tam tử đắc thành nhất phu (Đủ ba cây đạt chuẩn thành được một phu).
    Được người xứ ta yêu mến bởi đây là một trò chơi trí tuệ, tao nhã, lại rất bài bản và không có nhiều yếu tố may rủi như một số trò chơi khác.Bởi thế, nó được dân gian coi như thú chơi tập thể, kể cả việc dùng người thay cho con bài hoặc quân cờ. Và vì vậy, chơi Tổ Tôm đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân ta, nó khác hoàn toàn với lối chơi cờ bạc đỏ đen của những kẻ xấu đã và đang làm vẩn đục xã hội.
    Lối chơi Tổ Tôm phong phú và hấp dẫn, đây đúng là nơi rèn luyện trí óc và sức bền tinh thần, có cao thấp rõ ràng và sau cùng, thú chơi Tổ Tôm đã được đi vào văn chương cùng ngôn ngữ dân tộc. Nếu cờ Tướng có bài thơ Đánh Cờ Người của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thì Tổ Tôm có loạt bài Phú Tổ Tôm (Văn Đàn Bảo giám) với các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ… Những cụm từ “Gàn Bát Sách”, “Phỗng tay trên”, “Một ly Ông Cụ", “Lính Cửu Vạn”… của đời thường đã được lấy ra từ ngôn ngữ của Tổ Tôm; cũng như truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã khai thác một khía cạnh đặc biệt nhất: tính hấp dẫn của môn chơi ấy.
    Phần II​

    NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN​
    1. Quân bài​
    - Bài Tổ Tôm có 120 cây nhưng thực ra chỉ có 30 cây vì mỗi cây có 4 cây bài như nhau. Các quân bài được ghi tên bằng chữ Hán, viết cách điệu theo lối thảo (Cách viết thêm râu,thêm nét trông như rễ búi cỏ)
    - Bài làm bằng bìa dẻo và cứng, cây bài hình chữ nhật (như bài Tam Cúc) cao 10 cm, rộng 2,5 cm, phía trong vẽ hình ghi số, còn phía sau bài thường màu đỏ hay xanh hoặc trắng (ngày xưa các cụ chuộng màu đỏ hơn).
    - Tên gọi các quân bài Tổ Tôm từ trái qua phải, tên 1 quân bài được cấu thành bởi 2 chữ ghép lại số và hoa.​
    + Trước hết nói về hoa, gồm có 3 hoa là: Vạn (萬), Văn (文), Sách(索).
    + Về số: gồm 9 số từ nhất,nhị,tam….đến cửu.
    Hai thành tố trên ghép lại thành 27 loại quân bài chia ra làm 3 hàng như sau:
    Hàng Văn:
    Nhất Văn, Nhị Văn, Tam Văn, Tứ Văn, Ngũ Văn, Lục Văn, Thất Văn, Bát Văn, Cửu Văn.​

    Hàng vạn:​

    Nhất Vạn, Nhị Vạn, Tam Vạn, Tứ Vạn, Ngũ Vạn, Lục Vạn, Thất Vạn, Bát Vạn, Cửu Vạn​

    Hàng sách:
    Nhất Sách, Nhị Sách, Tam Sách, Tứ Sách, Ngũ Sách, Lục Sách, Thất Sách, Bát Sách, Cửu Sách​

    - Tất cả những cây nhất (Văn, Vạn, Sách) cùng với các cây Chi Chi, Thang Thang và Ông Cụ (đều có 4 cây) còn được gọi là những cây “Yêu”.
    -Ngoài ra còn có 3 loại quân bài đặc biết gọi là yêu đó là:
    + Thang thang: có hình vẽ người đàn bà cho con bú
    + Ông cụ : có hình người già chống gậy
    + Chi chi: có hình người cầm 2 quả chùy.​
    Untitled4.
    - Tất cả mỗi loại cây trên đều có 4 cây giống nhau. Như thế, một bộ bài có 24 con Yêu, trong đó Yêu đỏ gồm: Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ và Yêu đen gồm: Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách. Ngoài Yêu đỏ, bài Tổ Tôm còn có 4 cây đỏ khác là Cửu Vạn, Bát Vạn, Cửu Sách, Bát Sách, còn lại là đen cả.
    - Theo tiếng Hán Việt thì Nhất = Một, Nhị = Hai, Tam = Ba,…Cửu = Chín.
    - Những cây Yêu như Ông Cụ, Thang Thang, Chi Chi được xem như tương đương với các cây Nhất.​

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     

    Các tệp đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/9/15
    Tào Tháo thích điều này.
  2. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Phu:​

    - Là 1 bộ quân bài thường tập hợp từ 3 quân bài trở lên được sắp xếp theo 3 quy tắc sau đây: Phu dọc, phu bí (phu ngang), Lưng.​
    - Riêng quân yêu đứng một mình cũng là một phu.
    2. Phu Dọc
    - Gồm các quân bài cùng hoa nhưng có số liên tiếp.Ví dụ như:​
    + Nhất Văn - Nhị Văn - Tam Văn
    Untitled5.
    + Tứ văn,ngũ văn,lục văn,thất văn…
    + Ngũ vạn,lục vạn,thất vạn,bát vạn,cửu vạn..
    - Phu Dọc tối thiểu phải có 3 cây bài liên tiếp. Nếu chỉ có hai cây cạnh nhau thì chưa được coi là một Phu, chẳng hạn: Ngũ Vạn - Lục Vạn.​
    - Những trường hợp sau đây cũng không được gọi là Phu, ví dụ:
    Nhị Sách - Tam Sách - Ngũ Sách - Lục Sách (thiếu Tứ Sách)
    hoặc Tứ Vạn - Lục Vạn - Thất Vạn (thiếu Ngũ Vạn).
    3. Phu bí​
    - Nếu có đủ 3 hàng: hàng Văn, Vạn hay Sách và mỗi hàng có một con cùng số trở lên được gọi là một Phu Bí.
    - Thí dụ:Nhị Văn - Nhị Sách - Nhị Vạn ( Phu Bí Nhị).
    - Cửu Văn - Cửu Vạn - Cửu Sách (Phu Bí Cửu).
    Untitled6.
    - Bát Văn - Bát Vạn - Bát Sách (Phu Bí Bát).
    - Nếu mới có Lục Sách và Lục Vạn chẳng hạn thì chưa được gọi là Phu Bí Lục bởi thiếu Lục Văn…
    - Trong khi chơi bài, người ta còn có khái niệm Phu trên tay (không ai biết) và Phu dưới chiếu (ai cũng biết).
    4. Lưng​
    - Lưng là khái niệm hết sức cơ bản của lối chơi Tổ Tôm, nó vừa quyết định có thể ù được hay không, vừa có thể biết sẽ ù với chức sắc gì. Bài Tổ Tôm có những Lưng sau đây:
    1. Cửu Văn - Nhất Vạn - Nhất Sách (9+1=10)
    Untitled7.
    2. Bát Văn - Nhị Vạn - Nhị Sách (8+2=10)
    Untitled8.
    3. Thất Văn - Tam Vạn - Tam Sách (7+3=10)
    Untitled9.
    - Tất cả 3 Lưng đầu Có đủ 3 hoa nhưng tổng số hàng văn (số hàng văn là cao nhất) với số cuả hàng vạn hoặc sách bằng 10
    4. Cửu Sách - Thang Thang - Ông Cụ
    Untitled10.
    5. Cửu Sách - Thang Thang - Cửu Vạn
    Untitled11.
    6. Cửu Vạn - Chi Chi - Bát Sách (lèo)
    Untitled12.
    7. Nhất Văn - Nhị Văn - Tam Văn (vì 3 cây này thừa ra do nhất vạn, nhất sách, nhị vạn nhị sách, tam vạn tam sách đã ghép với 3 Lưng ở trên rồi)
    Untitled13.
    8. Ba cây hoặc bốn cây giống nhau.
    Untitled14.

    Bí Sườn:​
    - Trong các Lưng này, từ (1) tới ( 6. ) là dạng đặc biệt của Phu Bí gọi là Bí sườn, (7) là Phu Dọc.
    - Thí dụ, bài có hai con Nhị Vạn thì một để dùng ghép vào Phu Bí với Nhị Văn và Nhị Sách, một dùng để ăn với Nhị Sách và Bát Văn cho có Lưng. Như thế Phu thứ nhất gọi là Phu Bí, Phu thứ hai gọi là Bí Sườn.
    - Riêng (8) có thể có Lưng ngay sau khi chia bài hay Phỗng hoặc Dậy Khàn, trả Bất Thực (sẽ nói ở phần sau), Lưng (3) được gọi là Tôm, Lưng ( 6.) gọi là Lèo. Như vậy (3) và (6.)khi Ù có chức sắc, được tính thêm điểm.
    Các quân yêu cũng là phu
    - Trong bài Tổ Tôm, các cây Yêu không bao giờ là thừa và một mình cũng được coi như một phu, hoặc ghép vào bất kỳ phu nào cũng vậy.
    Cạ:
    - Là 1 bộ thiếu 1 quân nữa mới thành phu (Quân thiếu ấy gọi là chờ).Tỷ dụ như:
    -Nhất sách,tam sách (chờ nhị sách)
    -Tứ vạn,lục vạn,thất vạn (chờ ngũ vạn)
    -Cửu sách,thang thang (chờ cửu vạn,hoặc chờ ông cụ)
    -Ngũ văn,lục văn,bát văn,cửu văn (chờ thất văn-Trường hợp chờ thành phu dọc 5 quân tương tự như thế này gọi là chờ xuyên năm gian)
    -Thất sách,thất sách (chờ thất sách, trường hợp chờ phỗng tương tự như thế này hoặc chờ 1 quân bài cuối cùng gọi là bạch thủ)s

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 21/9/15
    Tào TháoTrung Đông Sói thích điều này.
  3. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!


    5. Khàn - Thiên Khai - Bất Thực​



    - Xếp bài trên tay: Khi chia bài xong, Tùy cách xếp cho tiện việc đánh và theo dõi thường xếp theo hình nan quạt. Quân yêu được xếp thụt xuống tâm, 2 quân giống nhau chồng và rút cao hơn cho dễ nhìn để “phỗng”.
    - Các quân đã và sẽ sắp thành phu xếp cạnh nhau
    - Trên nguyên tắc cứ 3 cây tạo thành một Phu.

    Khàn:​


    - Gồm 3 hoặc 4 quân bài cùng loại nhận được khi chia bài được dậy khàn ăn cây của làng đánh ra hoặc bốc nọc​

    - Sử dụng Khàn có những lối khác nhau nhưng nhất thiết phải tuân theo quy tắc sau:
    a. Úp khàn xuống chiếu:
    - Khàn phải úp sấp xuống chiếu cho đến khi có quân thứ 4 ra do người khác đánh hoặc bốc ở nọc ra (nọc là quân bài của Làng nằm ở trên đĩa) Khi thấy quân bài thứ tư trùng với 3 quân bài đang úp khàn của mình phải hô:"Dậy khàn" đồng thời lật ngửa các quân bài úp khàn dưới chiếu lên kẻo mắc lỗi khê khàn. Cây bài được lấy về để chung với Khàn, lật ngửa theo chiều dọc và sau đó được đánh cây khác đi vào ngay vị trí khe bên phải mình.
    - Các trường hợp còn lại, khi ù phải Dậy Khàn (nếu không dậy Khàn Làng sẽ bắt lỗi và không được tính điểm).


    Untitled15.
    - Trường hợp tính thấy lợi khi khàn xếp vào được 2 phu thì được để trên tay, nhưng phải hô: ”Có 1 khàn bất thực” và xin cho 1 chiếc chén úp sấp trước mặt để đánh dấu. (trong Tổ Tôm thường có 4 cái chén hạt mít để gần chỗ Nọc)
    - Nếu có quân trong khàn ra phải hô: ”Dậy khàn”và lật ngửa chén. Khi ù phải hô:”Bất thực 3 con (quân gì) ăn cả (nếu đã đánh đi thì hô: ”Ăn 2 đánh 1 ″trả chén làng!”. Nếu không sẽ bị phạt lỗi thiếu quân”Khê khàn”


    Thiên khai:
    - Gồm 4 quân bài cùng loại nhận được sau khi chia bài.
    - Khi có thiên khai phải úp sấp xuống chiếu. Nhà cái phải dậy thiên khai trước khi đánh quân, nhà quân phải dậy thiên khai khi nhà cái bắt đầu đánh quân bài đầu tiên. Khi dậy thiên khai sẽ hô ”Thiên khai" 4 quân (gì) đồng thời lật ngửa 4 quân bài dưới chiếu lên xếp dọc, gọi là Dậy thiên khai. Cách xếp dưới chiếu cũng như Dậy khàn.​


    b. Thiên khai ăn khàn trình phu (úp khàn trình phu):​

    - Nếu trên tay có 4 cây giống nhau, đồng thời lại có 1 cây được tạo thành phu Dọc với 2 cây bài trên, người ta sẽ úp 3 cây giống nhau xuống và lật cây thứ tư với 2 cây tạo thành Phu Dọc của nó. Cách này được gọi là Thiên khai ăn khàn trình phu, và khàn này cũng phải dậy khi ù như trường hợp trên
    Untitled16.

    c. Bất thực (Úp chén):
    - Nếu có Khàn (3 cây) nhưng lại có thể dùng 3 cây ấy cho 2 việc, thậm chí 3 việc khác nhau, thì sẽ để cả trên tay nhưng khi đó cần xin làng một cái chén (trong Tổ Tôm thường có 4 cái chén hạt mít để gần chỗ Nọc) nhỏ úp xuống trước mặt mình và nói: “Xin làng một cái Bất thực”. Có những khả năng sau đây:
    Phỗng:
    - Khi thấy quân bài trùng với 2 quân bài trên tay phải hô:"Phỗng"và được ăn không theo cửa.
    Tái kiến:
    - Khi phỗng cây nếu trùng với khàn bất thực, phải hô: " Phỗng tái kiến, trả chén làng" đồng thời hạ quân trên tay ăn quân và lật ngửa chén.
    - Chú ý: Muốn Tái kiến phải có phu Dọc mới được (phỗng cây trùng với 3 cây giống nhau ở trên bài trong đó có một cây đã sắp xếp vào một phu dọc, hai cây còn lại với cây vừa phỗng làm thành một lưng mới).​

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 21/9/15
    Tào TháoĐể Cậu Ba thích điều này.
  4. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Có những khả năng bất thực sau đây:

    - c1. Khi bất thực để xé khàn sắp xếp vào một phu dọc và một phu bí
    - Trường hợp này khi thấy cây bài trùng với cây bất thực (do người khác đánh hoặc ở nọc bốc ra) có thể hô “Phỗng Tái Kiến, trả chén làng”, cây bài được đem về xếp vào Phu dọc của mình với một Phỗng (Lưng). Cây bài Bất Thực phải được để trên cùng
    Untitled17.
    - Chú ý: muốn Tái kiến phải có phu Dọc mới được.
    - Cũng có thể không Tái kiến nhưng khi ù phải hô “trả Bất thực, trả lại chén cho Làng” với nội dung:
    - Bất thực cây gì.
    - Ăn cả hay ăn hai, đánh đi một cây.
    - c2. Bất thực để xé khàn sắp xếp 2 hoặc 3 phu Dọc: trường hợp này không thể Tái kiến được (vì không thể phỗng để tạo một Lưng mới) , mà chỉ cần nói Bất thực và “trả chén” khi ù.
    - c3. Bất thực Yêu: chỉ có thể Bất thực những cây Yêu đen mà thôi.
    - c4. Yêu hoàn Yêu: có nghĩa là bất thực cây Yêu mà không có phu Dọc cũng được, nói cách khác khi bất thực phu khàn thì được yêu hoàn.
    - Thí dụ về trường hợp yêu hoàn: Có 3 nhất văn, nay bất thực để mong tạo phu nhất nhị tam văn nhưng nếu không tạo được mà đã đủ điều kiện ù thì vẫn được ù. Lúc đó yêu nhất văn sẽ hoàn yêu.
    Khi bất thực phu khàn thì được yêu hoàn, không được bí hoàn (tùy nơi).​
    - c5. Bí hoàn Bí có nghĩa là cây bài Bất thực có thể không có Phu Dọc hoặc cây dùng để vào phu dọc với cây bất thực đã làm việc khác nhưng vẫn có đủ những cây bài cùng số ở hai hàng kia tạo thành phu bí thì cũng được.

    - Ở ví dụ trên nếu bài có thêm tam sách, tam vạn và phá phu dọc ăn xoay tứ văn ngũ văn thành bí tứ bí ngũ hoặc đánh đi thì sẽ mất phu dọc còn bí tam, khi ù phải hô bí hoàn bí.
    - Nếu Bất thực mà không có phu Dọc, không có cả phu Bí thì gọi là Bất thực Trùng trục, không hợp lệ (nghĩa là khi ù không được tính điểm). Khi ấy phải xin làng một cái Bất thực thiên khai, Bất thực khàn. Khi ù cũng phải trả Bất thực như mục c1 (nhưng cũng có nơi quy định phải dùng 2 chén 1 úp xuống, 1 ngửa lên).
    - c6. Nếu trên tay có 4 cây giống nhau (thiên khai) nhưng chúng có thể dùng vào nhiều việc khác nhau, chẳng hạn: như mục Bí hoàn Bí nhưng không có Phu Dọc mà cây bài thứ 4 lại làm thành một phu Bí khác nhau nữa.
    - Đặc biệt, có thể Bất thực để làm 3 việc khác nhau (hai Dọc, một Bí)…
    - c7. Nếu có hai khàn mà Bất thực một, phải xướng rõ Bất thực cái cao hay cái thấp.

    6. Khe - Cửa.

    - Lối chơi Tổ Tôm chính quy có 5 người (thường gọi là Bí ngũ) và ngồi trên chiếu. Xếp theo hình tròn, mọi tính toán đều theo chiều ngược kim đồng hồ. Giữa chiếu để đĩa nọc. Khoảng giữa hai người được gọi là khe, vì vậy trong một cuộc chơi có 5 khe. Khe bên phải ai, được coi là cửa của người ấy, vậy một cuộc chơi có 5 cửa.


    Phần III

    CÁCH CHƠI

    - Vào chiếu Tổ Tôm, mọi người đều phải tuân theo qui định của Làng - tức tập thể 5 người chơi. Bởi luật chơi xưa nay không có chuẩn mực cụ thể nên mỗi nơi vận dụng một khác, và vì vậy làng sẽ quyết định tất cả.​

    1. Chia bài - Nọc - Cho cái:

    -Bài được trang kỹ, chia úp mặt dưới chiếu làm 6 phần đều nhau, mỗi phần có 20 cây. Sẽ phải chia lại nếu có nhiều cây bài bị lộ (trước kia cứ 2 cây lộ là phải chia lại). Người bắt cái sẽ cầm một phần lên đặt lên đĩa, đó là nọc.​

    2. Cho cái: Có 3 loại cho cái.

    Cho cái làng khi khai hội:

    - Thường khi bắt đầu vào cuộc chơi sẽ phải cho cái làng. Ngày xưa, người ta thường mời người cao tuổi nhất trong chiếu Tổ Tôm hoặc chủ nhà cho cái. Người ta rút từ nọc ra 2 cây bài rồi ngửa xuống chiếu ở một khe nào đó, thường chính ở khe lấy đi phần làm nọc.
    - Trong 2 cây bài lật lên, người cho cái sẽ cho một cây vào phần cái (thứ tự phần cái được tính theo tổng của phần số 2 cây bốc cái). Thường thì người ta cho cây nào không có chức sắc (tránh đánh các cây Chi Chi - Cửu Vạn - Bát Sách - Tam Vạn - Tam Sách - Thất Văn) và ưu tiên theo quy định “nhất Yêu, nhì Cửu”. Cây còn lại đặt lên trên cùng của phần nọc rồi để lên đĩa.
    - Nếu tổng số hai con bài nhỏ hơn 5 thì gọi là cái tiến, lấy tổng ấy là con số để xác định thứ tự bài có cái và người được cái kể từ khe cho cái và phỉa bên phải của người bốc cái.
    - Ví dụ nếu tổng số của hai cây bài là 2 thì phần bài thứ nhất kể từ khe ấy, theo phía ngược chiều kim đồng hồ, là phần cái, và người ngồi bên phải người cho cái được cái.
    - Ví dụ là 4 thì bài cho cái sẽ ném vào phần thứ tư kể từ khe cho cái, người thứ tư bên phải người cho cái được cái ván đầu (người chơi cái bao giờ cũng được thêm 1 cây).
    - Nếu tổng số là 5 hoặc bội số của 5 thì gọi là lùi, người bên trái người cho cái được cái, còn bài cho cái cũng vậy.
    - Nếu tổng số là số lớn hơn 5 thì sẽ trừ đi 5 tới khi nào ra kết quả nhỏ hơn 5, chẳng hạn 3 + 4 = 7, sẽ trừ 5 còn 2, bài được gọi là cái nhị. Nếu 3 + 3 = 6 thì sẽ là cái nhất. Cái nhất hoặc nhị đều lấy phần bài đầu tiên ở bên phải khe cho cái theo quy định “nhất nhị tại vị”. Nếu tổng là 18 (cao nhất, vì có 2 cây cửu) thì sẽ là cái tam, vì 18 - (3x5) = 3 (tam).​

    Cho cái khi có người Ù:

    - Người cầm cái ván trước cầm một phần nọc, lấy một cây ra ném vào khe lấy đi phần nọc rồi lật ở 1 trong 4 phần còn lại lên một cây bất kỳ. Cách tính con số để cho phần cái cũng như trên, cây của nọc được giao cho người được cái (bài cái có 21 con).



    Cho Kê:

    - Nếu phần bài nọc còn đúng 5 cây bài mà chưa ai Ù được, ván bài ấy được coi là hòa. Cây bài cuối cùng được đánh ra hoặc bốc rơi vào cửa ai thì người ngồi đó được Kê (đầu gà) và sẽ cầm cái ván sau. Sau khi chia bài lại, người có cái ván trước sẽ lấy trong nọc ra và cho một cây vào một phần bất kỳ, thường là ngửa cây đó vào bài người được Kê.
    - Nếu đầu ván có người chịu thì người ấy được Kê, nếu 2 người chịu (bỏ bài không chơi ván này) thì người chịu trước được Kê. Khi trước, nếu người đầu bỏ bài sẽ xướng “chịu”, người thứ hai bỏ sẽ xướng “cho” và người thứ ba (nếu có) thì xướng “theo”.​

    Xếp bài dưới chiếu:

    - Khi mới bắt đầu chơi,phần chiếu trước mặt gồm có các khàn,thiên khai (nếu có như đã nói ở trên). Có thể úp các quân yêu xuống nếu thấy nhớ được.
    - Khi ăn quân phải hạ các quân trên tay xuống theo phu. Trường hợp có quân trùng với quân được ăn phải xếp lên trên hoặc ngoài cùng nếu để vào giửa thì phạm lỗi ”Kẹp cổ”​

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
    Tào Tháo thích điều này.
  5. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    3. Ăn - Đánh.​


    - Nguyên tắc ăn cây với cạ: Nếu cạ chưa đủ cấu thành 3 thành tố tạo nên 1 phu thì cây ăn vào cạ đó phải đạt "chuẩn là thành tố còn thiếu".​

    - Với phu dọc: có thể ăn nối thêm cây cùng chất thành phu mới có 4,5,6.. con.
    - Với phu bí: có thể ăn thêm cây bất kỳ thành phu mới có 4,5,6...con.
    - Khi ăn 1 quân nào từ bài nọc hoặc người ngồi liền kề đánh, (nếu có cây cùng loại xếp vào 1 phu) thì phải hạ quân bài ăn theo trên tay xuống chiếu kẻo phạm lỗi:”Treo tranh trái vỉ”​

    - Cũng như trong các lý thuyết trò chơi, người đánh Tổ Tôm luôn tìm mọi cách loại bỏ trong bài mình những cây bài thừa và thêm vào (ăn cây của nhà trên đánh xuống hoặc Phỗng, dậy Khàn…) những cây bài cần có trong các tổ hợp trên bài mình để đạt được mục đích tối cao là Ù.​

    - Cầm bài lên, người chơi cần nhớ câu “tiền điểm binh, hậu điểm bối”, (trước xem quân có đủ không, sau xem có Lưng chưa).​

    - Bắt đầu ván bài, sau khi cho cái, người được cái, nếu không Thiên ù sẽ đánh lần lượt các cây thừa xuống khe bên phải, tức là cửa của mình, mỗi lần đánh đi một cây.​

    - Một số nơi tới nay vẫn còn kiêng đánh một số cây bài ở đầu hội như các cây: Tứ, Thất Sách, Cửu, Lục Văn và thường đánh đi các cây như “Đêm Văn ngày Vạn” nghĩa là bắt đầu đánh vào ban đêm thì đánh hàng Văn, ban ngày thì đánh hàng Vạn của người có cái. Lệ ấy nay đã bớt đi nhiều.​

    - Đánh quân bài nào thấy có lợi (quân bài dư hoặc tính người dưới cửa không ăn được hoặc người khác không ù được cho) cho người kề bên tay phải​

    - Người ở dưới theo chiều ngược kim đồng hồ, nếu không ăn sẽ hô "Xin 1 cây" để người phụ trách bốc nọc rút ra một cây bài trong đĩa nọc để xem có ăn được hay không (nếu không ăn được thì phải nhường cho nhà dưới).​

    - Bốc có nghĩa là rút một cây bài ở dưới cùng trong đĩa nọc ra rồi lật ngửa lên. Vòng quay tiếp tục như vậy đến hết ván bài.​

    4. Ăn Dọc.​

    - Cây bài của làng tức cây bài do người ngồi cửa trên đánh ra hay do bốc nọc ghép vào với bài mình thành phu Dọc có 3 cây trở lên.​

    - Nếu trên tay cũng có cây bài ấy thì phải hạ có cùng phu Dọc của nó xuống, cây bài vừa ăn phải để trên cùng.​

    - Thủ tục đã quy định phải nói: “Ăn”, rồi hạ phu bài ấy xuống.​

    - Ví dụ: bài đang có Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất Văn rồi, ăn thêm Ngũ Văn thì sẽ phải hạ Ngũ Văn ở trên tay xuống chiếu như trong hình dưới:​

    Untitled18.

    5. Ăn Bí.
    - Con bài của làng ghép vào với bài mình thành phu Bí có 3 cây trở lên. ví dụ Ăn Tam Sách trên bài có tam văn, tam vạn:
    Untitled19.
    - Tương tự như Ăn Dọc, nếu cây ăn đã có trên tay phải hạ xuống xếp trên cùng (lật ngửa các quân này ra). Nếu quên điều này là phạm lỗi Treo Tranh, lúc ù bị phát hiện sẽ không được ăn điểm:

    Untitled20.
    6. Phỗng.​


    - Đây là một cách ăn đặc biệt. Nếu có 2 cây bài giống nhau trên tay mà bài Làng ra đúng cây ấy thì có thể Phỗng, lấy cây bài ấy về mình dù bất kỳ nó ở cửa nào và được đánh ra 1 cây tại cửa bên phải cạnh mình. Trong dân gian có câu “Phỗng tay trên” là vì thế.
    - Chú ý:
    + Có thể phỗng rồi lại tiếp tục ghép với cây khác để ăn thành phu bí và ngược lại sau khi ghép (ăn) thành phu bí rồi vẫn có thể phỗng tiếp.

    + Nếu phỗng cây nằm trong phu dọc thì sẽ lẻ 2 cây còn lại
    ví du: Bài có trên tay 2 bát văn, 1 nhị vạn, 1 nhị sách. có thể phỗng được bát văn, khi nhị văn hoặc nhị sách đến cửa thì ăn tiếp và hạ 2 con nhị xuống. Nếu con nhị không đến cửa thì khi ù hạ 2 con nhị cạnh phỗng bát văn để vào phu nhị vạn nhị sách bát văn.
    - Phỗng cây nằm trong phu bí:
    + Bài có trên tay 1 con tam vạn và 2 thất văn, tam sách đến khe cửa thì ăn bí sườn (tôm) xuống chiếu, giữ con thất văn trên tay. Nếu làng đánh thất văn thì vẫn phỗng được, hạ thất văn trên tay và chuyển con thất văn đã ăn trước vào phỗng, để lại con tam vạn và con tam sách bên cạnh.
    + Bài có trên tay 1 bí tứ có 2 tứ sách, tứ vạn đến khe cửa thì ăn bí tứ, hạ cả 3 con tứ xuống và xếp 2 con tứ vạn dưới cùng thành phu bí có 4 con, giữ lại con tứ sách trên tay. Nếu làng đánh tứ sách thì vẫn phỗng được, hạ tứ sách trên tay và chuyển con tứ sách đã ăn trước vào phỗng, để lại 2 con tứ vạn và con tứ văn bên cạnh.
    7. Ăn Năm binh.
    - Ăn năm binh là (Có hai con nhưng không Phỗng) ăn quân có mặt ở cả phu bí và phu dọc tạo thành bí có 5 quân ( 4 quân của bí + 1 quân của phu dọc = 5).
    Nhưng khi ăn có nguyên tắc phải hạ tất cả các con bài ấy xuống nhưng khi ăn 5 binh thì hạ cả 5 quân (binh) xuống theo cách sau: 2 binh giống nhau ở dưới cùng, 2 binh cùng bí xếp tiếp lên trên, binh trong phu dọc (giống 2 binh dưới cùng) xếp trên cùng.
    - Nếu hạ 3 con ăn năm binh sát nhau nằm dưới là không hợp lệ, làng nhầm hiểu là phỗng.
    - Khi ù con 5 binh như thế này ta phải hô là ù không phỗng.

    - Ví dụ bài đang có trên tay tam tứ ngũ vạn và bí tam thì ta có 2 tam vạn. Khi làng đánh tam vạn, nếu phỗng tam vạn thì tam vạn không được xếp vào phu dọc nữa mà chỉ được xếp vào bí tam và chỉ hạ 2 tam vạn xếp với tam vạn của làng thành 3 con, tam văn và tam sách không cần hạ, khi nào ù thì hạ. tam vạn vào phỗng rồi nên lúc này sẽ què tứ ngũ vạn. Trường hợp này không nên phỗng vì phỗng sẽ bị mất phu dọc.
    Vậy ta nên ăn năm binh.
    Ăn Năm binh Tam Vạn
    Untitled21.

    8. Dậy Khàn.​

    - Tương tự trường hợp Phỗng, cây bài của làng xuất hiện đúng là 3 cây đang úp khàn. Thủ tục, nói “Dậy khàn”, rồi lấy cây bài ấy về xếp dọc dưới chiếu cùng với 3 cây bài của mình (trường hợp quên không dậy Khàn khi ù Làng không tính điểm).

    - Trường hợp bài có 3 cây tam văn đang úp khàn, trên tay lại có tứ văn, ngũ văn, lục văn. nếu tại cửa mình nọc nổi con tam văn nữa khi đó ăn cây tăm văn vào phu dọc và phải ngửa khàn tam văn với phu dọc tam tứ ngũ lục văn. lúc này phải hô ăn phu dậy khàn.
    9. Tái kiến (Bất thực).
    - Đã nói trong phần Bất Thực.
    Ngoài ra việc ăn cây còn một số đặc điểm cần chú ý:
    - Nếu vòng sau đó lại đến cây bài lần trước mình đã ăn thì có thể ăn tiếp, cây bài ấy được xếp ngang cây trên cùng của phu trước.
    - Nếu vòng sau, ta ăn một cây bài mà nó đã có trong phu Dọc hay Bí ở dưới chiếu của mình thì sẽ phải lấy cây bài có trước ra xếp cạnh cây bài mới ăn lần này. Nếu quên điều này là phạm lỗi Trái Bí (còn gọi là kẹp cổ).
    - Những cây bài đã ăn, do sự dịch chuyển của những lần ăn sau đó phải chú ý xếp cho đủ phu, nếu không, sẽ bị lỗi “Bất thành phu” và không được tính điểm khi ù.
    - Không được ăn cây bài mà vòng trước mình đã không ăn, trừ trường hợp ù.
    - Không được đánh yêu đi.
    - Cây bài ở cửa mình, nếu là yêu thì buộc phải ăn nếu không ai phỗng hoặc dậy khàn.
    - Trường hợp ta quên không Phỗng lần thứ nhất thì lần thứ hai không được phép Phỗng lại.
    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
    Tào Tháo thích điều này.
  6. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Sau đây là một số lỗi nặng của Tổ tôm người chơi cần lưu ý​

    1. Ăn một đánh hai: ăn phu đánh phu:​

    - Ví dụ: Ăn Tam Văn rồi đánh Tứ Văn, Ngũ Văn (Ăn một cây theo phu Dọc), Ăn Tam Văn rồi đánh Tam Vạn, Tam Sách (ăn một cây theo phu Bí).
    2. Phỗng một đánh hai.
    - Không phỗng một quân để đánh đi hai quân tròn phu với quân đó.
    - Ví dụ: Phỗng Thất Văn rồi đánh cả Ngũ Văn và Lục Văn.
    3. Đánh phu dưới chiếu.
    - Đánh đi cây bài đang được xếp vào phu dưới chiếu của mình. Trường hợp này nếu thừa một cây ở phu dọc muốn đánh đi thì phải hạ một cây xuống trước lúc đánh. Với phu Bí thì không có trường hợp thừa.
    - Khi ăn thêm bài để chuyển phu mới cũng không được đánh đi các quân có liên quan trực tiếp với phu đã hạ.
    - Không được ăn hoặc phỗng lộ khàn (trừ trường hợp mở quân yêu tại cửa chì)
    4. Đánh đi cả hai cây bài trước đó đã không Phỗng khi bài làng ra.
    5. Đánh tham (Không có phép).
    - Ăn Bát Sách hoặc Cửu Văn rồi đánh cả Cửu Văn, Cửu Sách (Tham Lèo).
    - Không ăn Cửu Văn, đánh cả Cửu Vạn, Cửu Sách (tham Bạch Định - nghĩa là trên bài toàn quân Đen).
    6. Ăn Thất Văn (hạ Tam Sách, Tam Vạn) rồi đánh Tam Văn.
    7. Ăn Bát Văn (hạ Nhị Sách, Nhị Vạn) rồi đánh Nhị Văn.
    8. Đánh cả 3 cây của một phu.
    - Không được tẩy cả 3 cây liền nhau (1 phu) ví dụ tẩy cả 3 cay bát sách để gò bài bạch định

    Những nguyên tắc ăn cây đánh cây khi chơi tổ tôm

    - Tôn trọng và thực hiện nguyên tắc ăn 1 đánh 1 và phải ăn quân đến trước để tròn phu.
    a- Bài có 2 quân cùng loại liền kề, khi quân bé đến trước không ăn thì không được ăn cây lớn đến sau (vào phu dọc) và ngược lại.
    (Ví dụ: Khi tạo phu dọc, không được bỏ nhị ăn ngũ, bỏ tứ ăn thất hoặc bỏ lục ăn cửu.)​

    b- Khi gặp 2 quân giống nhau, nếu quân đến trước không ăn thì cũng không được ăn quân đến sau.
    c- Bài có 2 đôi cùng loại liền kề, nếu đến quân ăn được phu dọc mà không ăn thì sau đó không được phỗng đôi này rồi đánh đôi kia đi và ngược lại.
    d- Bài có 1 đôi và một quân liền kề, nếu đến quân ăn được phu dọc mà không ăn thì sau đó không được phỗng để đánh đi quân kia và ngược lại.
    e- Bài có 3 quân gồm: hai quân cùng loại liền kề và một quân có thể đi phu bí với một trong hai quân đó, nếu có quân đến trước ăn được một phu dọc (hoặc phu bí) mà không ăn thì tiếp đó không được ăn quân đến sau vào phu bí (hoặc phu dọc) để đánh đi quân còn lại.
    f- Khi có quân đến ăn tròn phu với 2 quân khác, nếu không ăn thì không được đánh đi hai quân đó.
    g- Nếu không phỗng quân đến trước thì không phỗng vẫn quân đó đến sau.
    - Không được xếp các phu bài bị treo tranh, kẹp cổ, trái vỉ và để ngược tư thế quân bài đối với các quân đã ăn trong phu theo nguyên tắc thượng cùng hạ kiệt.
    - Khi bất thực khàn nếu có phu bí thì không được đánh xén (kể cả khi còn kín bài)
    + Nếu có sẵn hai phu dọc thì được đánh xén một quân thừa
    + Nếu có sẵn một phu dọc thì được tái kiến.
    - Khi bất thực thiên khai đồng thời bất thực khàn nếu có phu bí thì không được đánh xén (kể cả khi còn kín bài)
    + Nếu có sẵn 3 phu dọc thì được đánh xén một quân thừa.
    - Người chơi bài mà phạm một trong những lỗi đã kể trên thì bị chèo đò (đền). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp đánh sai, gây ù cho người khác thì người đánh sai sẽ phải đền số điểm bằng chính ván ù ấy.
    10. Tàn Cục.
    - Bằng mọi nước ăn và đánh biến hóa, người chơi Tổ Tôm cố gắng với thời gian nhanh nhất làm gọn bài mình bằng cách đưa 20 cây bài trên tay vào những tổ hợp tối ưu khác nhau. Ở thời điểm cuối của mỗi ván bài, nếu bài tốt có thể rơi vào một trong những dạng sau đây:
    a. Bài Thành.
    - Tất cả các cây bài đã vào phu, không có cây thừa và không nhất thiết đã có Lưng.
    b. Bài Thập Thành:
    - Cũng như bài Thành, nhưng đã có Lưng.
    c. Bài Thiên Thành:
    - Lên bài đã Thành ngay.
    d. Thiên ù:
    - Nếu được cái (21 cây bài trên tay) ở đầu ván bài đã Thập Thành thì có quyền ù ngay, cách ù ấy gọi là Thiên ù.
    e. Bài Chạm Thành.
    - Chỉ có một cây lẻ, nếu ăn được một cây nào đó vào phu (Dọc hoặc Bí) hay “chạm” một cây Yêu, sẽ đánh ngay cây lẻ kia đi và bài thành.
    f. Bài ăn thành.
    - Bài đang lẻ nhiều cây cần ăn một trong một số cây nào đó thì sẽ Thành. Có nơi còn gọi là bài Lai Thành. (ví dụ khác với bài chạm thành chỉ lẻ 1 cây bài đang lẻ 4 cây sau khi ăn xuyên tư thì bài thành )
    - Tuy nhiên, phổ biến mà cũng hồi hộp và lắt léo nhất vẫn là tình huống chờ của bài. Đó là sự kiện bài đang cần một hoặc một số cây bài nào đó lên sẽ làm cho mình ù được. Cần nói rõ một quy định: Nếu một cây bài lên chỉ làm cho bài mình Thành mà chưa Ù được (do thiếu Lưng) thì đó không phải tiếng “Chờ”. Và vì thế, còn có cả khái niệm bài Chạm Chờ.
    - Trường hợp người đã Ù rồi nhưng làng phát hiện trước đó đã không Ù bởi một cây khác, đánh ra hoặc bốc nọc đáng ra là Ù được, thì coi đó là bỏ Ù và không được tính điểm và chỉ được đầu Kê.
    Chú ý:
    - Mọi Bất thực phải được xướng lên trước khi bốc nọc.
    - Mọi sự thừa, thiếu bài nếu đã ăn, đánh thì chỉ có thể được đầu Kê khi bỏ đi một cây Yêu đen (nếu thừa) hoặc rút ở nọc một cây hở (nếu thiếu).
    - Sau khi bắt đầu lên bài, người đầu tiên muốn chịu sẽ úp bài xuống và xướng “chạy”. Người thứ hai cũng muốn chịu sẽ xướng “cho” và người thứ ba muốn chịu sẽ xướng “theo”. Một người chịu thì nọc sẽ để lại 8 cây bài cuối cùng trong nọc, hai người chịu sẽ để lại 11 cây bài (để xác định chuẩn 8 hoặc 11 cây bài này, người ta thường đếm luôn tính từ trên nọc xuống rồi bỏ ra ngoài. Cây còn lại là bốc hết), còn nếu 3 người chịu sẽ bỏ ván đó cũng là quy định của từng nơi, nhưng có nơi quy định người thứ 3 muốn chịu ván bài của mình thì phải được phép của 2 người còn lại, người chịu đầu tiên sẽ được đầu Kê.
    - Khi nọc còn 2 cây nữa là hết bốc (tức tất cả còn 7 con) thì phải ăn “Chờ” mới được ăn; nếu còn một cây thì ăn Thành mới được ăn. Cây bốc cuối cùng gọi là Róc nọc; nếu chẳng may bốc quá, phạm vào số lượng 5 cây để lại thì gọi là Cháy nọc.
    11. Điều kiện Ù.

    - Với bài đã Thành và có Lưng; Con bài của làng có thể ăn được vào với một trong các phu của bài mình. Mọi cây Yêu đều Ù được. Với bài Thành mà chưa có Lưng: Chỉ cây bài nào của làng mà từ đó bài mình ăn hay Phỗng cho có Lưng mới Ù được. Nếu chơi Bí ngũ (5 người chơi) thì phải có 1 Lưng (Bắt buộc). Nếu chơi Bí Tứ (4 người chơi) thì phải có 2 Lưng. Với bài Chờ: Cây bài vào đúng cây bài đang Chờ của bài mình thì Ù được.

    Ù vọng:
    - Sau khi lên bài (nêu là bài cái thì sau khi đánh đi đánh đi quân đầu tiên) Khi bài còn lẻ từ 2 quân trở lên và chờ một tiếng vào quân thiên khai thì được ù khi quân thiên khai dậy trình.

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
  7. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    12. Thủ tục Ù.
    - Hạ bài, sau đó Dậy khàn (nếu có) và xướng.
    - Xướng là việc rất quan trọng khi Ù. Chả thế khi xưa vẫn có câu “Nhất tiêu nhì xướng”. Phải nói đúng, đủ chức sắc của ván bài mình Ù. Nếu xướng sai sẽ không được tính điểm mà còn bị Làng phạt điểm theo cách xướng của người Ù. Thí dụ: Bài của mình chỉ Ù suông mà xướng có Tôm hay Lèo hoặc Thông… Làng sẽ bắt lỗi và phải đền số điểm mình vừa xướng cho Làng. Có Bất thực mà chưa trả, lúc Ù phải xướng.
    Ngoài ra:
    - Nếu cây bài mình Chờ để Ù vừa vào phu Dọc trên tay lại chính là khàn thì khi Ù sẽ hạ bài và xướng “tiền Ù hậu dậy” rồi mới dậy khàn. Nếu cây bài Ù là cây bài mình có 2 cây trên tay nhưng nếu Phỗng sẽ mất phu thì khi Ù cần xướng “Ù không Phỗng”. Nếu cây bài Ù vào đúng khàn mình sẽ xướng “Dậy khàn”, rồi sẽ Ù. Bài Ù mà quên xướng Dậy khàn sẽ không được tính điểm, gọi là “Khê Khàn”.
    - Nếu ván trước đã Ù, ván tiếp sau lại Ù nữa sẽ xướng chữ “thông” trước khi nêu chức sắc của ván bài.
    Thí dụ một cách hô:
    “Bất thực Tam Văn ăn cả.
    Bất thực Tứ Sách, đánh đi một cây.
    Thông Thập hồng Tôm Lèo”.
    - Chú ý: Khi cần dừng lại để Ù, người ta có thể hô “Phỗng!”.
    13. Chi Chi nẩy. (chỉ duy nhất ù một tiếng chi mà thôi)

    - Đây là một lối Ù rất đặc biệt trong Tổ Tôm, tuy tổ hợp các cây bài chỉ là Lèo, tức Cửu Vạn - Bát Sách - Chi Chi.
    - Người chờ Chi Chi phải có Cửu Vạn, Bát Sách trên tay và bài không phải là dạng chạm thành. Khi đó nếu con Chi Chi được bốc ra, sẽ ù Chi Chi nảy.
    - Định nghĩa khác ù chi nẩy: Bài có cước chi nảy là bài khi ù chỉ chờ 1 tiếng duy nhất chi chi. Phu chờ chi chi phải lẻ từ 2 quân trở lên và chưa xuất hiện quân ăn thành hoặc phỗng thành trước khi ù.​
    - Người chờ Chi Chi nảy không được tự bốc nọc.
    - Nếu trên tay có đôi Cửu Vạn hoặc đôi Bát Sách thì khi có con bài ấy lên phải Phỗng rồi đánh Thành, không được bỏ Phỗng để chờ Chi Chi nảy.
    - Nếu một con bài đánh hoặc bốc ra mà có hai cửa cùng Ù thì giải quyết như sau: Người nào được con bài bốc từ bài nọc ra đúng cửa sẽ Ù; nếu không thì ai ở gần con bài ấy hơn theo chiều ngược kim đồng hồ, sẽ được Ù. Lối này còn gọi là hiện tượng Ù đè.​

    5. Hệ thống chức sắc.​

    - Lối chơi Tổ Tôm thường đánh từng Hội, tuy thế trên thực tế thang điểm ở các địa phương cũng chưa hoàn toàn nhất trí. Dưới đây là một hệ thống thang điểm hiện tương đối phổ thông, cho điểm các ván Ù trong một Hội gồm 50 điểm. Có điều lạ là khi thử dùng lý thuyết xác suất để tính khả năng xuất hiện những tổ hợp tạo ra các chức sắc trên, người ta thấy một sự trùng hợp và càng khâm phục người xưa đã đặt ra luật chơi chính xác. Cách tính điểm như sau:​

    - Ù Suông: Được tính 4 điểm, được coi là điểm chuẩn. Quy định Suông hai, dịch một có nghĩa là Thông 2 ván sẽ được tính thêm số điểm bằng nửa ván Suông (được 2 điểm).​
    - Ù Thông: Được tính 2 điểm bằng nửa ván suông.
    -Ù Tôm: Gấp rưỡi Suông, là 6 điểm. Còn lại các chức sắc khác đều được một số điểm bằng bội số của Suông.
    Cụ thể:​
    - Lèo: 8 điểm (bằng 2 Suông).
    - Kính Cụ: (bài có một cây Ông Cụ, còn lại là toàn quân đen) 10 điểm.
    -Thập hồng: (bài có mười cây đỏ): 12 điểm (bằng 3 Suông).
    - Bạch định: (bài không có con đỏ): 16 điểm (bằng 4 Suông).
    - Chi Chi nảy: 24 điểm (bằng 6 Suông).
    - Kính Tứ Cố: 48 - 50 điểm (bài chỉ có 4 cây ông Cụ, còn lại là cây đen).
    -​
    Ngoài ra còn được thêm điểm ở các trường hợp sau:
    a. Xuyên: -Nếu bài chờ Tứ Văn và chỉ có Tam Văn, Ngũ Văn chẳng hạn, khi Ù sẽ được thêm 2 điểm (1 dịch).
    b. Xuyên tư:- Nếu bài chờ Tứ Sách mà trên bài có Nhị Sách, Tam Sách và Ngũ Sách, Lục Sách chẳng hạn, khi Ù được thêm 4 điểm. (cũng có nơi gọi là xuyên 3, 4, 5, ... gian)
    Untitled22.
    c. Bí tư:- Nếu phu Bí có 4 cây của hai hàng, còn thiếu một cây của hàng thứ ba, khi Ù sẽ xướng “Bí tư” và được tính thêm 4 điểm. Ví dụ có đôi Ngũ Vạn, đôi Ngũ Sách, sẽ chờ Bí tư Ngũ Văn
    Untitled23.
    - Các trường hợp Xuyên, Xuyên tư và Bí tư kể trên là khi cây bài chờ vào đúng khe giữa 2 cây của một phu Dọc (Xuyên), giữa 4 cây của một phu Dọc (Xuyên tư) và giữa 4 cây của một phu Bí (Bí tư) và khi Ù, người ù phải xướng thêm​
    d. Bạch thủ:- Bài chỉ Chờ một tiếng, không Chạm thành, và tiếng Chờ ấy là Phỗng một cây nào đó (què duy nhất 2 cây phỗng không gép vào phu nào), khi Ù hô “Bạch thủ” (ngoài các chức sắc khác nếu có) và được thêm 4 điểm.
    Khi phỗng quân trong phu bí hoặc quân tiếp giáp với phu dọc để ù thì không được ù bạch thủ.​
    e. Tam khôi, Tứ khôi, Tứ khôi:
    Khi một người ù liền ba, bốn… ván người ta sẽ hô tam khôi, tứ khôi… thay cho từ Thông và được tính thêm 4, 6, 8... điểm.
    e. Chú ý:
    - Hết một Hội (50 điểm) sẽ phải cho cái làng lại từ đầu để đánh Hội mới và mọi sự thay đổi người đánh cũng phải chờ hết Hội. - Gom gà: Có những nơi hay chơi kiểu “gom gà” - nghĩa là sau một ván kết thúc, mỗi người chơi đều cho vào gà 1 số điểm nào đó như nhau (theo quy ước của làng).
    - Ai Ù to (như: Bạch Định - Thập Hồng - Kính Cụ - Kính Tứ Cố - Chi Chi nảy) đều được bắt gà của Làng để riêng một chỗ. Mục đích của kiểu chơi này là để từng người chơi đều phải có ý thức kèm cặp nhau (đánh “Đì”), hạn chế đánh quân đỏ xuống (nếu trên bài họ đang có 8 đỏ) và hạn chế quân đen đánh xuống khi nhà dưới đang tẩy đỏ (để đánh Bạch Định).
    - Bảo vệ gà khỏi bị bắt. Mặt khác cũng có khi là nguồn an ủi (may rủi) cho những ai bài quá đen, ít khi Ù, nhưng biết đâu lại vớ được “gà béo” thì cũng đỡ đi phần nào số điểm mình đã mất.​

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
    Tào Tháo thích điều này.
  8. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Xử phạt:​

    - Theo mức độ sai phạm có các hình thức và mức độ phạt như sau:​

    1- Phạt chèo đò:​

    Phạt chèo đò là hình thức phạt nặng nhất khi phạm một trong các lỗi sau:
    - Bài khi ù thừa hoặc thiếu quân (bài đủ là 21 quân kể cả quân ù)
    - Bài thiếu "lưng" (bài không có một trong các phu "lưng" theo quy ước.
    - Bài chưa thành phu (bất thành phu)
    - Bất thực trùng trục.
    - Bài ù bạch thủ không hô phỗng trước khi hô ù (như vậy bài không tròn phu hoặc không đủ lưng.)
    - Bài ù 5 binh (có 1 quân đi theo phu dọc) hô phỗng trước khi hô ù. (bài thiếu lưng hoặc chưa tròn phu)
    - Người chèo đò chịu phạt 4 điểm liên tục cho đến khi nào trả nợ bằng một ván ù (bất kỳ ù xuông hay có cước sắc) thì thôi. nếu kết thúc hội mà không trả được nợ bằng một ván ù thì bị phạt thêm 4 điểm.​

    2. Phạt đền: xử lý phạt đền khi phạm các lỗi sau;
    - Xướng mức ù cao hơn mức mà bài có.
    - Đánh quân đã vào phu đưới chiếu
    - Ăn thêm bài để chuyển phu mới sau đó đánh đi các quân có liên quan trực tiếp với phu đã hạ.
    - Ăn hoặc phỗng lộ khàn (trừ trường hợp mở quân yêu tại cửa chì)
    - Không tôn trọng và thực hiện nguyên tắc ăn 1 đánh 1 ở trên đã nêu.
    - Phỗng một cây để đánh đi hai cây tròn phu với quân đó.

    3. Đeo kính (ù lành):
    Ù không thưởng ván thắng hiện tại nhưng không phạt và không được hô thông ở ván sau. Bị vẽ hình cái kính ở bên cạnh tên người phạm lỗi nhằm nhắc nhở lần sau nhìn cho rõ, lỗi này áp dụng khi vi phạm các lỗi sau;
    - Xếp treo tranh, trái vỉ, kẹp cổ khi ù mới phát hiện.
    - Khê thiên khai, khê khàn, treo thiên khai, treo khàn.
    - Khi đánh xén phu đi mà ù lại quân đó nhưng không báo làng.
    - Có bất thực nhưng không báo làng khi tái kiến hoặc khi ù, không báo cáo việc đánh đi, việc tái kiến liên quan đến bất thực.
    - Lẫn lộn cước sắc khi xướng ù ( trong trường hợp mức cước sắc thấp hơn bài có)

    Một số lối Chờ phổ biến:​
    - Bài Chờ: Nhị, Bát Văn
    Untitled24.
    - Bài Chờ: Tam, Thất Văn, Nhị, Tứ Sách. Lên Thất Văn có Tôm Lèo - (bài chạm thành)​
    Untitled25.
    - Bài Chờ: Bí tư Chi Chi nảy
    Untitled26.

    Bí Tư
    - Ngoài lối đánh Tổ Tôm chính quy như nói ở phần trên, khi chỉ có 4 người cũng có thể chơi và được gọi là chơi Bí Tứ có khác một số điểm như sau: Mọi việc cho cái, trước chia cho số 5 thì nay được chia cho số 4 vì chỉ có 4 người. Bài sẽ được chia làm 5 phần chứ không phải là 6, mỗi người có 24 cây.
    - Bài Ù phải có 2 Lưng. Tuy thế nếu có 2 cây Nhất Văn, 2 cây Nhị Văn và 2 cây Tam Văn sẽ được xem là 2 Lưng. Nếu Phỗng Thất Văn (một Lưng) thì khi có thêm Tam Vạn, Tam Sách vào nữa sẽ được thêm một Lưng (Tôm).
    - Đối với các phu tạo thành Lưng khác cũng vậy. Chẳng hạn Bát Văn với Nhị Vạn, Nhị Sách; Cửu Vạn với Bát Sách, Chi Chi; Cửu Văn với Nhất Vạn, Nhất Sách… cách đánh và cho điểm cũng giống như chơi 5 người.

    Cao thấp Tổ Tôm
    - Người ta đã không lầm khi cho rằng chơi Tổ Tôm đã trở thành một nghệ thuật của trí tuệ. Bởi vậy, bậc trí giả ngày xưa thường ngâm vịnh trong lúc chơi và họ lấy niềm vui bằng những nước tính cao, sâu sắc để ăn nhau hơn là nỗi thèm khát tiền bạc đơn thuần. Người đánh cao ít khi phải nhìn bài mình nhiều, thậm chí chỉ xòe bài ra một chút là đã thực hiện xong một loạt động tác cần thiết để nắm được các thông tin:
    - Bài đã đủ 20 quân hay thừa, thiếu; bài xấu hay đẹp.
    - Trên bài gồm có những phu gì cơ bản và chiến lược trước mắt của ván bài này là gì, chiến lược ấy thể hiện bằng cách gì là chính, ví dụ phải đánh đi những cây nào (theo ưu tiên thứ tự) và đón những cây bài nào sẽ tới để Ù.
    - Người đánh cao chỉ tập trung nhiều thời gian để quan sát bài làng, để tìm hiểu xem:
    - Bốn cửa kia ăn, đánh ra sao?
    - Xu thế xuất hiện các cây bài ở mỗi cửa, kể cả được nọc như thế nào?
    - Tất cả những điều này luôn phục vụ cho sự thay đổi chiến lược của bài mình, nhiều khi thay đổi với từng nước đi.
    - Khi ăn cây, người ta còn có nhiều cách khéo để che mắt thiên hạ, giấu ý đồ chẳng hạn:
    - Ăn vào phu có chức sắc nhưng hạ phu bình thường.
    - Tỏ ý vồ vập với cây bài xấu và ngược lại.
    - Phát huy lối ăn ghé nhằm mục đích tăng tiếng chờ cho mình.
    - Không bao giờ Phỗng những trường hợp không đáng Phỗng, không vội ăn vội đánh và nói chung là tránh bộc lộ ý đồ mình khi ván bài chưa kết thức.
    - Luôn theo dõi bài làng để kịp thời phát hiện sai, đúng hoặc nếu cây bài mình sẽ Chờ đã hết cần đổi Chờ sang cây bài khác.
    - Đối với người ngồi bên trái mình, gọi là cửa trên, càng cần giấu ý đồ ăn tốt, còn đối với cánh dưới, người đánh cao sẽ kiềm chế bằng cách đánh xuống những cây không thể ăn được hoặc những cây chính họ đã đánh ra, gọi là đánh “Đì”, hay đánh “Lành”. Khi tàn cục, có nghĩa bài làng có nhiều người bài tốt, hoặc Chờ hoặc Thành, cần hết sức cẩn thận những cây bài đánh ra.
    - Người đánh cao nếu không Ù được sẽ chỉ đánh ra những cây bài không cho cửa khác Ù, thậm chí xé phu trên tay đánh ra lấy hòa. Về phần mình họ không bao giờ bỏ Ù hoặc có các sai sót kỹ thuật khác. Cần nhớ rằng ngày trước, trong chiếu Tổ Tôm người ta thường gọi nhau bằng đại từ các cụ, đồng thời vận dụng luật lệ thật chặt chẽ, chính xác và được gọi là lối đánh Một ly Ông Cụ.

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
  9. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    ~x( Chơi và học chơi Tổ tôm ở đâu?
    Ngày nhỏ trong các cuộc hội hè đình đám tôi thường thấy có một vài mâm tổ tôm của các cụ, nhưng giờ thì vãn dần mất rồi, bởi vì thanh niên giờ ngồi xóc đĩa và ba cây, tôm cua cá cho nhanh, đến như hội chắn cạ cũng còn ít nữa là. Vì vậy cơ hội tiếp xúc học hỏi có phần khó khăn hơn. Theo như mấy năm về trước thời tôi còn chạy thể dục tại công viên Thống nhất thì cứ chiều chiều mùa hè, tại nhà giàn 2 bên cánh gà sân khấu sát hồ luôn có năm bẩy cụ về hưu ngồi chơi tiền lẻ mỗi dịch 1000 đồng, nhưng giờ thì cũng không ra nữa vì vậy không biết chiếu tổ tôm ấy đã di dời về đâu, bạn nào biết thì alô cho a e để tìm đến học hỏi tìm hiểu nhé.>:D<
     
    Tào Tháo, Nguyễn Tiểu Thươnghbdl36 thích điều này.
  10. devmaster

    devmaster Moderator Ban quản trị

    Tào Tháokhuongtunha thích điều này.
  11. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    trước đây bạn duydong đã từng mở chủ đề "Hỏi về ý nghĩa cước?" nhưng không ai trả lời nên đã bị đóng lại
    "ngày ấy tôi cũng nghĩ tại vì nó thế chứ còn tại sao nữa" giờ sau khi xem lại luật chơi tổ tổm tôi có thể trả lời câu hỏi của bạn duydong
    xin trả lời bạn duydong là thế này:
    Chơi Tổ Tôm khá là khó, và cách biến hóa cũng nhiều nên thường được nam giới và người già chơi, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Cũng vì khó, nhưng thú vị, nên từ cách chơi Tổ Tôm đã sinh ra một cách chơi khác dễ hơn là "Chắn" dành cho thanh niên và phụ nữ.
    cũng vì lý do trên mà các cước sắc và cách chơi chắn có sự kế thừa của lối chơi tổ tôm trước đó. cụ thể khi chơi tổ tôm thì có 8 lưng như sau:

    1. Cửu Văn - Nhất Vạn - Nhất Sách
    2. Bát Văn - Nhị Vạn - Nhị Sách
    3. Thất Văn - Tam Vạn - Tam Sách (còn gọi là tôm)
    4. Cửu Sách - Thang Thang - Ông Cụ
    5. Cửu Sách - Thang Thang - Cửu Vạn
    6. Cửu Vạn - Chi Chi - Bát Sách (còn gọi là lèo)
    7. Nhất Văn - Nhị Văn - Tam Văn
    8. Ba cây hoặc bốn cây giống nhau

    khi cải tiến thành lối chơi chắn do bỏ bớt đi hàng nhất, thang thang, ông cụ nên các lưng số 1, 4, 5, 7, thì tất yếu là không còn, lưng số 8 ta thương gọi là chíu hay thiên khai vậy, duy có lưng số 2 thì tôi cũng chưa khảo cứu được lý do làm sao các cụ lại bỏ đi không áp dụng vào lối chơi chắn nữa, nếu bạn nào biết mong cùng thảo luận để mọi người cùng hiểu rõ hơn về lối chơi chắn nhé.
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
    Tào TháoNguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  12. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Tổ tôm điếm trò chơi dân gian đặc sắc

    Có lẽ chưa có tài liệu nào nghiên cứu cặn kẽ nguồn gốc tổ tôm điếm phát triển của nó ở nước ta như thế nào, chỉ biết rằng tổ tôm đã trở thành trò chơi dân gian làm đắm say biết bao thế hệ người Việt Nam, một trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp hội, hè, đình, đám. Đây là trò chơi trí tuệ, đam mê, cuốn hút các bậc hiền nhân quân tử, làm thước đo giá trị tinh thần của những người mê tổ tôm.

    “Làm trai phải biết tổ tôm
    Uống chè mạn hảo xem Nôm Thuý Kiều”​

    Khi sống, trong những ngày vui người ta thường lấy tổ tôm làm trò tiêu khiển, khi chết có cỗ tổ tôm mang theo đã thành tục.
    Trong quá trình tồn tại và phát triển, trò chơi tổ tôm được nâng thành nghệ thuật “Tổ tôm điếm” là trò chơi tâm điểm trong các hội làng của người Việt, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đô thị tới thôn quê. Do biến cố của lịch sử, với nhiều lý do khác nhau, trò chơi “tổ tôm điếm” dần dần mai một. Có thể nói, đây là trò chơi dân gian độc đáo cần được bảo tồn và phát huy .
    Theo từ điển tiếng Việt: “Tổ tôm” là trò chơi bằng bài lá, có 120 quân, 5 người đánh.
    Điếm: Là chỗ canh gác.
    Xuất phát từ tiên đề trên, ta có thể hiểu nôm na rằng: “Tổ tôm điếm” là trò chơi dân gian mang tính trí tuệ cao, được chơi bằng bộ bài lá gồm 120 quân với 5 người chơi chính, trên 5 điếm khác nhau, trong một sân chơi trước sân đình hay sân chùa của thôn làng, nơi đăng cai trong những ngày diễn ra lễ hội truyền thống.
    Cách thức chơi và luật chơi tổ tôm điếm giống như chơi tổ tôm bình thường nhưng tổ tôm điếm khác ở chỗ đánh bài và bốc bài lọc qua 2 trọng tài giao bài và trọng tài chia bài thực hiện, người chơi ở các điếm chơi điều khiển bằng tiếng trống. Khi điếm có cái đánh cây bài đầu tiên thì trọng tài giao bài đọc thơ quân bài đánh, điếm theo vần cánh căn cứ vào bài của mình có quyền ăn hoặc không ăn cây bài đó, ăn thì đánh trống (tùng), không ăn thì gõ vào tang trống (cắc). Nếu ăn phải có cả phu dọc hoặc phu bí để trọng tài và làng biết. Không ăn thì xin bốc bài nọc, nếu không ăn chuyển cho điếm dưới cánh và cứ tuần tự như vậy cho đến khi có điếm ù và bài nọc đã bốc đủ mỗi cửa 3 cây (còn lại 5 cây) mà không ai ù thì ván bài đó hoà và điếm bốc cây cuối cùng đó là người được cái ở ván bài tiếp theo. (Lưu ý khi cây bài lên mà có người phỗng, thì người phỗng được quyền đánh tiếp).
    Đặc điểm cơ bản của tổ tôm điếm là: khi đánh bài thông qua 2 người giao bài đọc một câu lục bát như ngâm Kiều, mỗi cây bài của các hàng Văn, Vạn, Sách ứng với một câu thơ lục bát khắc hoạ hình ảnh của cây bài. Căn cứ vào câu thơ người chơi của các điếm dùng trống theo luật để ăn, không ăn, phỗng, thiên khai ăn khàn trình phu hay ù.
    Bài giao tổ tôm điếm có thể nói rất hay, nghe một câu thơ có thể hình dung ngay là cây gì. Tổng thể bài giao tổ tôm điếm cho cả bộ bài là một hình ảnh xã hội thu nhỏ, với tuổi tác, tính cách, số phận khác nhau của các giai tầng xã hội, chân thực và sâu sắc, tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, cuốn hút của tổ tôm điếm.
    Tổ tôm điếm là trò chơi dân gian mang tính trí tuệ cao. Các nước đánh nước chơi trong cuộc điều binh kiển tướng thiên biến vạn hoá, như trận đồ bát quái, không ván nào giống ván nào, không nhàm chán, cứ cuốn hút người chơi trong sự say mê của cảm giác vui mừng, nuối tiếc và hy vọng, bởi cuộc chơi có canh đỏ đen vận cho mỗi người chơi. Hơn thế nữa, cuộc chơi sự thắng thua chỉ là giải phân cách nhỏ nhoi ai cũng vui mừng hy vọng, không có kẻ khóc người cười.
    Đầu năm chơi hội mà ù được một ván “đại cước sắc” là niềm vui, hạnh phúc, sự may mắn cả năm cho người chơi. Đúng như lời một nhà văn diễn tả “Có những người cả đời không biết thể nào là ù Chi Nảy”.
    Chơi tổ tôm và tổ tôm điếm nói riêng là một sân chơi bổ ích, lý thú rèn luyện cho người chơi trí thông minh, óc sáng tạo, đức tin, sức khoẻ bền bỉ dẻo dai, tính kiên trì nhẫn nại và trên hết là sân chơi bình đẳng gắn kết giữa con người xích lại gần nhau, gắn bó thân thiết trên tình bằng hữu. Khi chết nhớ mang theo một cỗ tổ tôm phải là bộ đã cũ, càng cũ càng tốt, bởi người ta quan niệm những quan binh cũ đã dạn dày trận mạc mới đủ sức chống chọi với ma thiêng, quỉ dữ bảo vệ linh hồn người chết nhưng bỏ bốn Ông Cụ vì bốn Ông Cụ đã già chẳng ai nỡ đem chôn. Thật tuyệt vời tổ tôm còn đầy ắp tính nhân văn.
    Với ý nghĩa trên, tổ tôm điếm cần được lưu giữ bảo tồn và phát huy trong lễ hội truyền thống của các xã thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ.
    Việc đầu tư cho trò chơi không tốn kém như một số trò chơi khác, chỉ cần một bộ bài và khoảng không gian hẹp là có thể chơi được. Đẻ tổ tôm tồn tại và phát triển chính quyền đoàn thể nhân dân phối hợp với người cao tuổi địa phương lãnh đạo định hướng trò chơi trên cơ sở xã hội hoá đóng góp tham gia của người dân, xây dựng qui chế hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở trong đó có việc thành lập câu lạc bộ tổ tôm của các thôn làng để qui tụ những nghệ nhân giỏi truyền nghề và dậy nghề cho lớp trẻ tạo ra sân chơi vào những lúc nông nhàn, tổ chức các giải thi đấu và học hỏi giao lưu. Có như vậy tổ tôm điếm sẽ mãi mãi tồn tại cùng với lễ hội truyền thống.
    nguồn sưu tầm Internet.

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  13. khuongtunha02

    khuongtunha02 Lý trưởng

    Gửi các bạn tham khảo trước khi theo đoàn đi tham gia tổ tôm điếm tại hội Lim,
    Thơ xướng tên cây bài bốc ra từ nọc khi chơi tổ tôm điếm (Một cỗ quân bài tổ tôm gồm có 120 quân bài. Nhưng thực ra chỉ gồm 30 loại mà thôi vì mỗi loại có 4 quân bài giống nhau).

    1/ Nảy lên thích quá còn gì
    Kênh đùi ấy chính CHI CHI anh chàng

    2/Mấy cô son phấn làm hàng
    Gặp ngay ÔNG CỤ vác đòn đi hoang

    3/Đa tình khổ bởi tin chàng
    Nuôi con có chị THANG THANG một mình

    4/CÔ TIÊN trông rõ là xinh
    Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng

    5/Giữa đường MÚA VÕ luyện công
    Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta

    6/Tăng trọng ăn lắm thế à
    Là anh BÉO NHẤT đùn ra mất quần

    7/Nghe đồn cậu ấy siêu nhân
    Sao hè đội mũ QUÀNG KHĂN thế này

    8/Tuổi xuân chẳng được mấy ngày
    NHỊ ĐÀO bẻ quách trao tay nhân tình

    9/Trống bỏi quyến yến mê oanh
    Chồn chân, lưng khọm biến thành CỤ NON

    10/Tưởng gì một gã du côn
    THỌT CHÂN làm mất cá tôm của làng

    11/Lại đây xinh quá một nàng
    Hỏi ra mới biết CÁI BANG A còng

    12/Ruộng đồng đã hóa phố phường
    Anh còn đội nón CẦM THỪNG tìm trâu

    13/Bác này BÊ GIỎ đi đâu
    Bốn văn, năm võ cúi đầu với ai

    14/Luật ra cậu có ngãng tai
    XÍCH LÔ nghễu nghện có ngày lên bưng

    15/Đắt mối cô chớ vội mừng
    Hãy lo MUA SỮA liệu chừng “ết” nghe

    16/Cờ bạc, hụi họ, lô đề
    Năm xung, tháng hạn RA ĐÊ mà ngồi

    17/Cá ươn chê muối thế thôi
    NGÔI CHÙA nơi ấy thu người sa cơ

    18/Còn ai vẫn giữ mộng mơ
    CON THUYỀN xuất ngoại đang chờ ở đây

    19/Nếu không đủ sức cướp ngày
    VÁC CHÙY, ôm mác, cầm chày trộm đêm

    20/Người ta làm lụng liên miên
    Còn ông CHỐNG CUỐC ngưỡng thiên tháng ngày

    21/Giàu đôi mắt, khó đôi tay
    ANH NGHÈO bởi vướng một bầy trẻ con

    22/Chị này bê lọ MẮM TÔM
    Tay kia chẳng biết có thơm thịt cầy

    23/Cho người nhậu tít trời mây
    SÚN RĂNG quắp cả bàn tay trong quần

    24/Có anh LANG XÓM tần ngần
    Mất sách, quên thuốc biết mần ra răng

    25/Thôi thì nhờ cậu tám văn
    Đánh võng hôn đất QUÈ CHÂN chữa giùm

    26/Mua ngay một chú CHÉP VÀNG
    Tám vạn đồng chẵn chợ làng rẻ hơn

    27/Lèo ngay một mụ xồn xồn
    Tính gàn BÁT SÁCH vểnh mồm hỏi chi

    28/Đường to nó chắn một khi
    CÕNG SỌT đường tắt thôi thì làm lươn

    29/Vác hòm CỬU VẠN mọi đường
    Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn

    30./ Vận đen gặp gã đi tuần
    ĐÈN LỒNG soi tỏ chin phần hỏng ăn

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
    Để Cậu BaNguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  14. mod06

    mod06 Moderator Ban quản trị

    Mình vừa sửa giúp Khương Tử Nha mấy post bị lỗi font size.

    Trân trọng cám ơn bạn vì những đóng góp này.
     
    Tào Tháokhuongtunha08 thích điều này.
  15. khuongtunha08

    khuongtunha08 Dân đen

    Nguyễn Công Trứ.

    Lúc thiếu thời, Nguyễn Công Trứ đã từng được người đời liệt vào hàng các tay đổ bác có tiếng. Ông say mê bài bạc, trong khi thơ văn thì siêu quần bạt chúng. Trong cơn đen đỏ, ông thắng cũng nhiều mà thua chẳng ít. Một lần đi đánh tổ tôm bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già, đến đòi năm lần bảy lượt mà Nguyễn Công Trứ cũng vẫn không có tiền giả.

    Sau ông lão đòi rát quá, Nguyễn Công Trứ đành phải đi lục lọi rương hòm xem có gì đáng giá để đem cầm đợ mà lấy tiền trang trải. Nhưng khốn thay, lục mãi mà vẫn chẳng khui ra được gì ngoài mấy quyển sách nát. Túng thế, Nguyễn Công Trứ mới đọc liều cho ông già một bài thơ để xin khất nợ. Thơ rằng:

    Thân "bát văn" tôi đã xác vờ
    Trong nhà còn biết "bán chi" giờ
    Của trời cũng muốn "không thang" bắc
    Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ
    Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu
    Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa
    Đã không "nhất sách" kêu chi nữa
    "Ông lão" tha cho cũng được nhờ !

    Nghe qua cả bài thấy thơ hay mà khéo quá, câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm, mà đồng thời lại nói lên được cái cảnh học trò kiết không tiền nên ông lão nghĩ thương tình và mến tài, bằng lòng cho Nguyễn Công Trứ khất nợ.​

    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
  16. khuongtunha01

    khuongtunha01 Dân đen

    THÚ TỤ TAM
    Trò chơi ấy của Trời cho
    Làm trai không biết phí cho cuộc đời
    Một Trăm cùng với Hai Mươi
    Kỳ ảo như thể cuộc đời vần xoay
    Tổ Tôm dù rất Cao Tay
    Nọc Đì , Mở Nhái vứt bài mà thôi
    Lại kia mấy chú tập chơi
    Ăn Chầy, Phỗng Bửa thì thôi Hại Làng
    Bạch Định gặp chị Thang Thang
    Bài Chờ, Yêu Đấm dở dang mất rồi
    Đánh Hai,Ăn Một, bậy rồi
    Làng mà Bắt Báo thì đời đi tong
    Bài Ù vừa mới Xướng xong
    Bị ông Đầu Cánh chỉ thằng Treo Tranh
    Bài Trên Tay chẳng Thập Thành
    Nọc còn Một, tham ăn đành đền to
    Người ta Bất Thực như mơ
    Còn anh Lấy Chén thành ra cổi truồng
    Tam Văn chê ẩm, chê ương
    Thất Văn ăn vội làng thương cho Đò
    Ù Thông khoái chí la to
    Méo mặt mới nhớ vừa cho Cái Làng
    Không ăn dọc, lại ăn ngang
    Bơi Thuyền mới rõ là chàng Buôn Phu
    Tổ Tôm đánh mãi còn ngu
    Vài câu tếu táo còn chờ người chơi​
    TIỂU THƯƠNG 01/2010​
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
  17. khuongtunha07

    khuongtunha07 Dân đen

    Giai thoại về Cao Bá Quát đánh tổ tôm với vua Tự Đức:
    Chuyện kể rằng vì mến tài văn chương của Thánh Quát nên vua Tự Đức hay cho gọi Quát vào cung hầu tổ tôm,nói chuyện văn thơ.Một bữa,khi quân chi chi vừa dậy;vua vỗ đùi hô to:"-Chi nẩy!".Các quan trong hội tổ tôm đều kinh hãi nhận ra vua hô nhầm.(Theo luật tổ tôm :-Ù chi nẩy chỉ xảy ra khi duy nhất bài chỉ chờ đúng 1 tiếng chi chi thôi.Nhưng lần này,bài của vua còn chờ cả tiếng Ngũ sách nữa.Đúng ra,vua chỉ được hô :-"Có lèo" thôi).Mọi người biết vậy nhưng không ai dám bắt lỗivua.Duy chỉ có Cao Bá Quát vốn tính khảng khái quyết chỉ ra lỗi bắt vua phải:"Chèo đò"là lỗi ù nhỏ hô to(Một lỗi nặng trong luật tổ tôm là bị xóa hết điểm đã được từ đầu hội và cả ván ù tiếp theo nữa mới được trả đò.Ví như lỗi thẻ đỏ trong bóng đá).Tât nhiên,trước sự bình đẳng trong bài bạc,vua phải chấp hành nhưng trong bụng không vui
    Ít lâu sau,Quát làm chủ khảo bị phạm trường quy tại QƯuy Nhơn:đã để cho 1 thí sinh giỏi nhưng bài bị phạm húy được ưu ái chấm đỗ.Lỗi ấy lẽ ra chỉ bị tội đồ(nọc ra đánh rồi đày đi biệt xứ).Nhưng Cao Bá Quát bị tống ngục rồi xử trảm.Ngồi trong ngục,quát dò lại nguyên nhân chính dẫn đến mình bị tăng án quá nặng là bài tổ tôm ngày nào hầu vua và ghi lại như sau:
    Vạn tam đáo cửu,song lục thất
    Sách bát hoàn tam ngũ chí không
    Văn tam tứ tứ dư lục thất
    Độc cụ vô thang,khởi binh đao
    Trừ 3 từ cuối là nguyên nhân vua chém chết mình còn cả bài thơ là bài tổ tôm cuả vua hôm đó:
    Hàng vạn có từ tam vạn đến cửu vạn ,trong đó có 2 quân lục vạn và thất vạn
    Hàng sách có từ bát sách đén tam sách nhưng không có ngũ sách,
    Hàng văn có tam văn,2 quân tứ văn và thừa ra lục thất văn
    Hàng yêu có 1 quân ông cụ,không có thang thang
    %-(
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
    Để Cậu BaDHHH_K51 thích điều này.
  18. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!


    Chơi Tổ tôm điếm trong lễ hội truyền thống của dân tộc Việt​

    Thể lệ thi chơi Tổ tôm điếm nói chung tương tự thể lệ chơi Tổ tôm cổ điển. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thi chơi tổ tôm điếm có nhiều điểm cơ bản khác tổ tôm cổ điển:

    1- Tổ tôm điếm được tổ chức thi chơi công khai, khoa học và chặt chẽ tại hiện trường có sân chơi rộng rãi (khoảng 50 m2), cụ thể:
    - Chủ điếm và các thành viên toạ lạc độc lập trong 5 ngôi điếm (5 ngôi chòi nhỏ).
    - Trưởng ban Tổ chức cuộc thi chơi làm thủ tục khai mạc và phân công nhiệm vụ từng thành viên: Trọng tài (hoặc tổ trọng tài), người dẫn bài ngâm thơ, người chia bài, người cho cái và phân phối bài v.v…
    - Phục vụ cuộc thi chơi được trang bị đầy đủ các phương tiện: Trống các loại, cờ hiệu các loại, thiết bị âm thanh, giá cắm bài v.v… 2 bộ tổ tôm in trên giấy đẹp, bìa cứng, kích thước lớn (20cm x 5cm) mỗi bộ 1 màu khác nhau.
    Mặt sau mỗi quân bài in 1 câu thơ lục bát tương ứng.

    2- Quá trình thi chơi tổ tôm điếm, ngôn ngữ thông tin chủ yếu không phải bằng lời nói bình thường mà sử dụng hệ thống tín hiệu bằng gõ trống, màu sắc các loại cờ và người giao dẫn bài ngâm thơ (nảy Kiều). Những hồi trống rộn rã, màu cờ rực rỡ, âm thanh trầm bổng ngâm thơ… góp phần tạo không khí sôi động, vui tươi tại các lễ hội. Có thể nói đó là linh hồn văn hoá- khoa học của Tổ tôm điếm.

    Một số thể lệ: Soạn bài xếp phu xong thì đánh ba tiếng trống, bài chịu đánh một tiếng trống cắm cờ xanh, bài bắt thực đánh một tiếng trống cắm cờ vàng, bài bắt thiên khai đánh một tiếng trong cắm cờ tím. Đó là màn soạn bài (có thể coi như phần khởi động). Bước sang phần 2, ban trọng tài sẽ căn cứ vào hiệu lệnh trống của người chơi để điều hành. Trống ăn đánh một tiếng, trống không ăn đánh một tiếng cắc. Nếu người chơi trỗi khàn đánh 3 tiếng trống, gọi phỗng thì 2 tiếng.

    Trống lúc nào cũng kẹp ở chân

    Đối với trống gọi ù được chia làm mấy loại sau: Bài ù suông người chơi gõ một hồi cho rõ và nhịp nhàng. Bài ù có cước như tôm, lèo, kính cụ hoặc thập điều thì gõ 2 hồi, ù bạch địch người chơi gõ 2 hồi cho dứt rồi thay 2 tiếng cắc cắc bằng tùng tùng. Tất cả các bài ù người chơi đều cắm cờ đỏ, ù chèo đò cắm cờ trắng, còn ù trả đò thì hạ cờ.

    3- Thi chơi tổ tôm điếm thể hiện sự văn minh, tính nghiêm túc trong việc thưởng và phạt; Tổ tôm điếm không mang tính chất cờ bạc sát phạt nhau: Mỗi người tham gia thi chơi phát huy tài trí, bảo đảm bí mật (nhất cao, nhì kín), đảm bảo nguyên tắc: Đủ bài, đủ “lưng”, sáng tạo xử lý các nước bài, nhanh chóng làm tròn bài và ù đúng thời cơ.

    Sự tài trí hoặc khiếm khuyết của mỗi người thi chơi được thể hiện bằng số điểm thưởng hoặc phạt của mỗi ván bài và cả hội chơi.

    Cuối mỗi hội chơi (mỗi hội khoảng 90 phút) mỗi điếm được xếp hạng và nhận phần thưởng tương ứng từ cao xuống thấp theo tổng số điểm đạt được.
    IMG_3794.JPG


    chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  19. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Dưới đây tôi xin ghi lại 60 ván bài tổ tôm không trùng nhau, để minh họa vê cách chơi và tính cực kỳ hấp dẫn của môn giải trí này:

    1

    Lưng : Bát văn ,nhị sách, nhị văn(2 quân);
    Cửu sách, thang thang , ông cụ ‘
    Bát sách, bát vạn, bát văn;
    Tam , tứ , ngũ, lục , thất vạn;
    Tam , tứ , ngũ văn;
    Nhất văn;
    Nhất vạn( 2 quân)

    2

    Lưng: 3 quân cửu vạn
    Nhất , nhị , tam văn
    Lục sách , lục vạn , lục văn ( 2 quân)
    Thất , bát , cửu văn;
    Nhị,tam,tứ vạn;
    Nhất văn;
    Nhất sách;
    Tháng thang ( 2 quân)
    Ông cụ;

    3

    Lưng: Cửu vạn , cửu sách , thang thang ( 2 quân);
    Tam.tứ,ngũ vạn;
    Lục,thất,bát,cửu văn;
    Nhị, tam , tứ, ngũ ,lục văn;
    Chi chi ( 2 quân ) ;
    Nhất sách;
    Nhất văn (2 quân);

    4

    Lưng :Cửu văn ( 2) , nhất vạn ( 2) nhất sách ( 2) ;
    3 bát sách ;
    3 tam sách ;
    Ngũ sách, ngũ vạn , ngũ văn (3);
    Nhị , tam , tứ vạn;
    Ông cụ(2);
    Chi chi (3);

    5

    Lưng: 3 bát vạn- bát văn- bát sách;
    Lưng: 3 thất vạn;
    Lưng: Bát văn, nhị sách, nhị vạn(3);
    Thất, bát, cửu văn;
    Ông cụ;
    Thang thang;
    Nhất văn;
    Nhất sách;

    6

    Lưng: Nhất , nhị , tam văn;
    Cửu văn , cửu vạn , cửa sách;
    Tam, tứ, ngũ, lục sách;
    Ngũ văn, ngũ vạn, ngũ sách;
    Ngũ , lục , thất sách;
    Nhất sách;
    Nhất vạn(2)
    Chi chi;
    Ông cụ;

    7

    " Lèo "
    Lưng: Bát sách , cửu vạn(2), chi chi;
    Lưng : 3 lục văn ;
    Lưng; 3 lục vạn;
    Lưng: 3 tứ văn;
    Nhất văn (2);
    Nhất vạn;
    Nhất sách (2)
    Cửu sách(2),ông cụ, thang thang(2)

    8

    Cước sắc: "Kính cụ" ( có 1 ông cụ màu đỏ còn toàn bài trắng )
    Lưng: Cửu văn, nhất vạn(2) , nhất sách(3);
    Nhị văn, nhị vạn(4), nhị sách ;
    Lục , thất , bát văn;
    Ngũ văn(2) , ngũ vạn, ngũ sách ( 2);

    9

    Lưng: Nhất, nhị, tam văn
    Lưng: 3 thất vạn;
    Lưng: 3 tứ sách;
    Tam, tứ,ngũ vạn;
    Ngũ ,lục,thất sách;
    Chi chi ( 3);
    Nhất vạn;
    Nhất sách;
    Nhất văn;

    10

    Bài có 4 lưng trong đó có “ Tôm “ “ Lèo "
    Lưng ( lèo): Cửu vạn ,bát sách ,chi chi;
    Lưng ( tôm ) : thất văn tam sách ( 2) tam vạn(3);
    Lưng: 3 ngũ vạn;
    Lưng: nhất , nhị, tam văn;
    Ngũ ,lục, thất sách;
    Chi chi ( 3);
    Nhất vạn;
    Nhất sách,
    Nhất văn;

    11

    Lưng: Cửu vạn, cửu sách , thang thang;(2)
    Lưng: bát văn(2), nhị vạn, nhị sách;
    Nhị,tam,tứ,ngũ,lục,thất vạn;
    Tam,tứ,ngũ,lục,thất,bát văn
    Ông cụ;
    Chi chi(2);

    12

    Lưng cửu văn, nhất sách, nhất vạn(3);
    Lưng:Cửu vạn, cửu sách, thang thang;
    Tứ,ngũ,lục sách;
    Nhị văn, nhị vạn(2), nhị sách ;
    Ông cụ ( 2);
    Nhất văn(1);
    13 Lèo
    Lưng ( lèo)
    Cửu vạn , bát sách, chi chi ;
    Tứ sách , tứ văn , tứ vạn( 2)
    Tam văn , tam vạn, tam sách
    Nhị văn , nhị vạn , nhị sách,
    Ngũ vạn, ngũ sách , ngũ văn
    Nhất văn(2);
    Thang thang;
    Chi chi;
    Nhất vạn;

    14

    Lưng:Cửu sách, cửu vạn , thang thang
    Nhị , tam , tứ ,ngũ văn;
    Nhị,tam,tứ,ngũ,lục,thất sách;
    Bát văn , bát sách, bát văn(3)
    Ông cụ;
    Chi chi;

    15

    Lưng
    3 tam sách
    Cửu sách , ông cụ, thang thang;
    1,2,3 vạn;
    Thất sách(3 có 2 quân ăn từ nọc ), thất vạn, thất văn(2);
    Chi chi;
    Nhất vạn;
    Nhất sách(4);

    16

    3 nhị văn;
    3 nhị vạn;
    Tứ( văn, vạn(2z), sách( 2)
    Ngũ(sách(2),văn(20,vạn)
    6,7,8,9 sách;
    Nhất vạn;

    17

    Lưng:
    Thất văn, tam vạn, tam sách(2);
    Cửu vạn, cửu sách, thang thang (2);
    5,6,7 văn;
    Bát văn(3), bát sách, bát vạn;
    Ông cụ;
    Chi chi;
    Nhất vạn;
    Nhất văn;

    18

    Lưng : nhất ,nhị, tam văn
    3 lục văn;
    Tam, tứ , ngũ văn;
    Tam, tứ , ngũ, lục sách;
    Thất , bát, cửu vạn;
    Nhất sách;
    Nhất văn;
    Thang thang;
    Chi chi;

    19

    Lưng (lèo)
    Cửu vạn, bát sách, chi chi;
    Bát văn, nhị vạn, nhị sách;
    Nhất , nhị , tam , tứ, ngũ văn;
    Nhất ,nhị,tam,tứ sách;
    Thang thang;
    Ông cụ;
    20

    Cửu sách, thang thang, ông cụ;
    Bát văn , nhị vạn ( 2) , nhị sách;
    Tứ , ngũ , lục, thất sách;
    Lục,thất, bát , cửu vạn
    Cửu văn(2), nhất vạn, nhất sách;
    Nhất văn;

    21

    Lưng: bát văn , nhị vạn, nhị sách;
    Tam văn, tam sách (2), tam vạn(3);
    Bát sách, bát vạn(2), bát văn;
    Ông cụ;
    Nhất vạn;
    Chi chi ;
    Nhất sách;

    22

    Nhất , nhị, tam văn;
    Bát văn , nhị vạn , nhị sách;
    Ngũ,lục, thất , bát sách;
    Tứ sách, tứ văn (2), tứ vạn(2);
    Nhất vạn;
    Nhất văn;
    Nhất sách;
    Ông cụ;
    Thang thang;
    Chi chi;

    23

    Lưng ( lèo ) Cửu vạn , bát sách, chi chi ;
    Cửu văn ( 3), nhất vạn, nhất sách;
    Cửu sách , thang thang , ông cụ;Tứ , ngũ , lục vạn;
    NGũ, lục, thất vạn;
    Nhất văn;

    24

    Lưng ( lèo) Cửu vạn, bát sách, chi chi (2); Nhất,nhị,tam văn;
    Tứ, ngũ, lụcvăn;
    Nhị , tam, tứ vạn;
    Lục sách(2), lục vạn(2) ,lục văn;
    Nhất vạn;
    Nhất sách;
    Thang thang;

    25

    Lưng Bát văn, nhị vạn , nhị sách;
    Ngũ,lục,thất,bát,cửu sách;
    Thất,bát,cửu vạn;
    Ngũ văn , ngũ vạn , ngũ sách;
    Tam vạn(2), tam sách, tam văn(2);
    Nhất vạn;
    Ông cụ;

    26

    Lưng: Cửu vạn, cửu sách, thang thang;
    3 lục văn;
    Tứ, ngũ ,lục vạn;
    Nhị, tam, tứ, ngũc, lục, sách;
    Nhất sách(2);
    Nhất vạn;
    Ông cụ( 3);

    27

    Lưng: nhất , nhị, tam văn;
    3 nhị sách;
    Thất văn, tam vạn, tam sách(2);
    Ngũ,lục,thất,bát,cửu sách;
    Nhất sách(2);
    Chi chi(2);
    Ông cụ;
    Thang thang:

    28

    Lưng ( thiên khai) 4 bát văn ;
    Lục , thất, bát vạn;
    Thất văn, thất sách, thất vạn;
    Nhị , tam, tứ vạn
    Ngũ vạn, văn , ách ( 2);
    Nhất vạn(2);
    Chi chi;
    Nhất văn;

    29

    Nhất, nhị, tam văn;
    Nhất, nhị, tam vạn
    Lục,thất,bát sách;
    Tứ sách(2), tứ văn, tứ vạn
    Bát vạn, bát sách, bát văn;
    Nhất vạn;
    Nhất sách;
    Thang thang;
    Ông cụ;

    30

    Lưng ( lèo)Cửu vạn(2), bát ách, chi chi(3)
    3 ngũ sách;
    3 tứ vạn;
    Cửu sách , thang thang(2), ông cụ;
    Cửu văn, nhất vạn, nhất sách(2)
    Nhất văn;




    NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
    NGUYỄN VĂN HOA





    © Tác giả giữ bản quyền.
    . Cập nhật ngày 01.06.2010 theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội.
     
    babom thích điều này.
  20. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    31

    Lưng ( lèo ) Cửu vạn(2), bát sách, chi chi ;
    Cửý sách , thang thang , ông cụ;
    Nhất, nhị , tam văn;
    Nhất , nhị , tam , tứ , ngũ , lục văn;
    Ngũ , lục,thất , bát vạn;
    Nhất vạn;
    32

    Lưng ( lèo): Cưủ vạn(2), bát sách(2) ,chi chi;
    Cửu vạn, cửu sách(2) , thang thang ;
    Ngũ,lục,thất,bát vạn;
    Tam,tứ,ngũ,lục,thất văn;
    Nhất văn(2);
    Nhất vạn;
    33

    Lưng ( tôm):Tam vạn (2), tam sách(2) , thất văn(2);
    Cửu văn(2), nhất vạn, nhất sách(2):
    Nhị, tam, tứ, ngũ văn;
    Thất văn, bát văn, cửu văn;
    Chi chi ( 2)
    Thang thang;

    34

    Lưng ( tôm):Tam vạn(3)tam sách, thất văn ( 2);
    Nhất văn, nhị văn , tam văn ;
    Ngũ,lục,thất,bát sách;
    Bát vạn(2),bát văn, bát sách;
    Nhất văn;
    Nhất sách(2);
    Ông cụ;

    35

    Lưng ( lèo): Cửu vạn(2), bát sách , chi chi;
    Tứ, ngũ ,lục văn;
    Nhất, nhị, tam vạn;
    Tam, tứ, ngũ sách;
    Tứ văn , tứ sách, tứ vạn;
    Thang thang( 2);
    Ông cụ(2);
    Nhất văn;

    36

    Lưng ( lèo ) : Cửu vạn, bát sách, chi chi;
    Lưng ( tôm): Tam vạn(2),tam sách(2) ,thất văn;
    Tứ,ngũ,lục,thất,bát vạn;
    Cửu sách , thang thang ,ông cụ(3)
    Nhất vạn;
    Nhất sách(2);

    37

    Lưng: Cửu văn , nhất vạn, nhất sách;
    Tứ văn(2), tứ vạn, tứ sách;
    Ngũ,lục,thất, bát , cwur văn;
    Tam,tứ,ngũ,lục vạn;
    Ngũ vạn , ngũ sách, ngũ văn;
    Ông cụ;

    38

    Lưng (lèo): Cửu vạn(2), bát sách, chi chi;
    Nhị,tam,tứ,ngũ vạn;
    Nhất, nhị , tam văn;
    Thất vạn92), thất sách, thất văn93);

    39

    Lưng: Cửu vạn, cửu sách, thang thang;
    3 tứ văn;
    Ngũ ,lục,thất vạn;
    Nhị, tam, tứ sách;
    Nhất văn ( 3)
    Nhất vạn(2)
    Nhất sách;
    Chi chi(2);
    Ông cụ;

    40

    Lưng(lèo): Cửu vạn(2), bát sách, chi chi(3);
    Cửu văn , nhất vạn, nhất sách;
    Cửu sách, thang thang(2), ông cụ;
    Nhất , nhị , tam , tứ văn;
    Lục văn, lục vạn(2), lục sách;
    41

    Lưng : 3 lục văn;
    Nhị,tam,tứ văn;
    Nhị,tam,tứ vạn;
    Ngũ văn(2), ngũ sách, ngũ vạn;
    Thất vạn, thất văn; thất sách;
    Nhất văn (2);
    Nhất sách(2)
    Chi chi;

    42

    Lưng (tôm) thất văn, tam vạn(2), tam sách;
    Bát văn92), nhị sách, nhị vạn;
    Ngũ,lục,thất,bát sách;
    Cửu vạn, cửu văn; cửu sách;
    Ông cụ(2);
    Chi chi;
    Nhất vạn;
    Nhất văn;
    Nhất sách;

    43

    Lưng( lèo): Cửu vạn, bát sách, chi chi;
    Thất văn, tam vạn,tam sách;
    Cửu sách, thang thang , ông cụ;
    Lục,thất,bát vạn;
    Nhị,tam,tứ,ngũ sách;
    Nhất văn ( 2);
    Nhất sách(2);

    44

    Lưng(lèo):Cửu vạn(2) , bát sách(2) , chi chi;
    Cửu sách, cửu vạn, cửu văn(2);
    Tứ, ngũ , lục sách;
    Thất văn , thất vạn, thất sách;
    Thang thang;
    Ông cụ;
    Nhất sách;

    45

    Lưng Cửu văn, nhất sáhc ( 2), nhất vạn( 4)
    Nhị, tam, tứ văn;
    Tam văn(2), tam vạn, tam sách;
    Bát vạn, bát sách, bát văn;
    Thang thang;
    Ông cụ
    Chi chi;

    46

    Lưng (lèo): Bát sách , cửu vạn,92) , chi chi;
    3 tứ vạn;
    Nhất, nhị, tam, tứ, ngũ , lục, thất văn;
    Nhị , tam,tứ sách;
    Thang thang(3);
    Ông cụ:

    47

    Lưng:-Bát văn, nhị vạn, nhị sách;
    Tứ,ngũ,lục,thất,bát sách;
    Nhị,tam,tứ văn;
    Lục,thất bát vạn;
    Chi chi(2);
    Nhất vạn(3);
    Nhất sách;
    Thang thang;

    48

    Lưng ( lèo)
    Cử vạn, bát sách , chi chi(3);
    Cửu sách, thang thang , ông cụ(2);
    Cửu văn, nhất sách, nhất vạn;
    Nhất , nhị, tam, tứ văn;
    Ngũ,lục,thất, bát vạn;

    49

    Lưng: Cửu vạn, cửu sách, thang thang;
    Bát văn, nhị vạn, nhị sách;
    Ngũ,lục,thất vạn;
    Tứ,ngũ,lục sách;
    Tam,tứ,ngũ sách;
    Tứ văn, tứ vạn, tứ sách;
    Nhất sách;
    Nhất vạn
    Nhất văn;
    50

    Lưng ( tôm ): Tam sách, tam vạn ( 2) , thất văn(2);
    Bát văn, nhị vạn , nhị sách;
    Cửu văn(2), nhất sách, nhất vạn;
    Nhất văn (2);
    Ông cụ(2);
    Thang thang;
    Chi chi;
    Tứ, ngũ, lục văn;

    51

    Lưng: Cửu vạn(2), cửu sách, thang;
    Cửu văn, nhất vạn, nhất sách;Tứ,ngũ,lục,thất,bát văn;
    Tam văn93), tam vạn, tam sách;
    Nhất văn 92);

    52

    Lưng(lèo) Cửuvạn, bát sách92), chi chi;
    Cửu vạn, bát sách(2), cửu văn(2);
    Nhất, nhị, tam sách;
    Ngũ văn(2), ngũ vạn, ngũ sách(2);
    Thang thang(2);
    Nhất vạn;
    Nhất văn;

    53

    Lưng Cửu văn, nhất vạn, nhất ách;
    Cửu sách, thang thang, ông cụ(2);
    Nhị văn, nhị vạn, nhị sách (2);
    Tam,tứ,ngũ,lục sách;
    Chi chi;

    54

    Lưng Bát văn(2), nhị vạn, nhị sách;
    Tam,tứ,ngũ,lục,thất,bát vạn;
    Thất,bát,cửu sách;
    Thất văn(2), thất vạn,thất sách;
    Nhất văn(2),
    Nhất sách ;
    Ông cụ;

    55

    Lưng: Nhất , nhị, tam văn;
    Tam văn, tam vạn, tam sách;
    Thất, bát, cửu vạn;
    Tứ,ngũ,lục,thất sách;
    Tứ, ngũ,lục văn;
    Nhất văn;
    Nhất vạn(2);
    Chi chi(2);

    56

    Lưng : 3 cửu văn;
    Nhất,nhị,tam vạn;
    Lục,thất,bát,cửu vạn;
    Bát vạn(2),bát sách, bát văn;
    Nhất vạn(2);
    Nhất sách92);
    Chi chi;
    Ông cụ;
    Nhất văn;

    57

    Lưng(lèo):Cửu vạn, bát sách, chi chi;
    Cửu vạn, cửu sách, thang thang;
    Tứ vạn, tứ sách, tứ văn;
    Nhị văn, nhị vạn , nhị sách(2);
    Lục,thất,bát văn;
    Tứ,ngũ,lục văn;
    Nhất sách(2);

    58

    Lưng(tôm): Thất văn,tamvạn,tấmchs(3)
    Nhất nhị,tamvăn;
    Cửu sách, thang thang(2), ông cụ(3);
    Thất,bát,cửu sách;
    Tứ,ngũ,lục,thất vạn;

    59

    Lưng: Nhất ,nhị,tam văn;
    Bát văn, nhị sách, nhị vạn 92);
    Nhất vạn(20;
    Thang thang
    Ông cụ
    Chi chi;
    Nhất sách;
    Cửu sách(3), cửu văn, cửu vạn(2)

    60

    Lưng: Cửu văn, nhất sách, nhất vạn;
    3 ngũ vạn;
    Lục,thất,bát,cửu sách;
    Lục,thất,bát vạn;
    Tam,tứ,ngũ sách;
    Tứ văn, tứ vạn, tứ sách;
    Chi chi;
    Thang thang;



    NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
    NGUYỄN VĂN HOA





    © Tác giả giữ bản quyền.
    . Cập nhật ngày 01.06.2010 theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội.
     
    babom thích điều này.