[Sân Đình] Luật Ăn - Đánh trong Tổ Tôm Sân Đình

Thảo luận trong 'Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi mod10, 16/3/21.

  1. mod10

    mod10 Administrator Ban quản trị

    1. Chia bài, cho cái, người được cái
    * Chia bài: Đầu mỗi ván chủ bàn là người bấm nút chia bài
    * Cho cái:
    - Ván đầu tiên Chủ bàn là người cho cái.
    - Từ ván tiếp theo, người có cái ván trước sẽ cho cái ván sau. Nếu có người ù thông thì người cho cái ván tiếp theo là người ngồi kế bên phải của người cho cái ván trước.​
    * Người có cái: sẽ nằm trong các trường hợp sau
    - Là người ù vàn trước.
    - Là người có đầu kê nếu ván trước hòa.
    - Là người bỏ bài (chịu) đầu tiên (hiện chưa áp dụng ở Tổ Tôm Sân Đình)
    - Là người phạm lỗi nặng ván trước.​
    2. Xếp bài:
    * Sau khi bài được chia, người chơi sử dụng các nút tính năng để xếp bài, úp Khàn, úp Thiên khai, Bất thực, xoay các phu theo ý mình bằng cách dùng chuột di chuyển các quân bài.
    * Người chơi hoàn thành hết các việc ở trên thì bấm nút Xếp xong để có thể tham gia ván chơi.
    * Khi tất cả người chơi trong bàn bấm nút Xếp xong thì ván chơi bắt đầu.​
    3. Đánh bài:
    * Sau khi tất cả xếp xong, người có cái sẽ phải đánh quân đầu tiên. (Nếu lên bài tròn và có lưng thì có thể Ù luôn. Chú ý phải hoàn thành các thủ tục úp Khàn, Thiên khai, Bất thực (nếu có)... ở phần Xếp bài).
    * Ăn một quân của làng thì phải đánh đi 1 quân nhà nếu quân ăn không ù.
    * Khi trên tay có 2 cạ mà cùng có thể ăn 1 quân, được phép ăn bằng 1 cạ và đánh cạ còn lại đi. Nếu số lượng quân của cạ đánh đi lớn hơn số quân của cạ đã ăn thì cũng bị bắt lỗi.
    * Người chơi vi phạm các lỗi sau thì bị báo, sẽ phải đền làng và chuyển sang ván chơi mới luôn:
    - Ăn 1 đánh 2 hay còn gọi là ăn phu đánh phu.
    - Phỗng 1 đánh 2.
    - Đánh phu dưới chiếu tức là đánh đi quân bài có thể xếp được vào phu dưới chiếu của mình.
    Nếu bài có 2 cây giống nhau, 1 cây vào phu dọc, muốn đánh đi cây còn lại thì phải hạ cây kia vào phu dọc trước khi đánh.
    - Đánh đi 2 quân trước đó không phỗng.
    - Tham lưng bỏ phu.
    - Bỏ phu trước ăn phu sau.​
    4. Ăn
    * Ăn phu bí:
    - Quân bài của làng ghép được với quân nhà tạo thành phu bí có 3 quân trở lên thì được gọi là ăn theo lối phu bí. Quân của làng để dưới cùng, quân bài nhà để đè lên trên quân ăn, xếp thành một hàng dọc.
    - Ăn phu bí tiếp lần hai và lần sau: Khi đã có phu bí hạ dưới chiếu do ăn rồi có thể ăn các quân tiếp theo giống một trong các quân có trong phu bí đã hạ, mỗi hàng có thể ăn tới 4 quân, quân ăn sau để cạnh quân ăn trước (xếp ngang hàng)
    - Ăn vào phu bí có sẵn phải hạ quân trên tay giống quân của làng xuống gọi là ăn bí có quân nhà.​
    * Ăn phu dọc:
    - Quân bài của làng ghép với quân nhà tạo thành phu dọc có 3 quân trở lên gọi là ăn dọc. Quân của làng phải để dưới cùng.
    - Ăn vào phu dọc có sẵn chỉ phải hạ 3 quân (hạ cả cũng được nhưng bị làng đánh giá là đánh thấp, non).
    - Nếu trước đó có quân của làng nhưng không ăn vì quân đó đã có trên tay rồi thì sau khi ăn phải hạ thêm quân đó xuống. Nếu không sẽ bị lỗi bỏ cao ăn thấp, bỏ thấp ăn cao.
    - Nếu quân ăn giống quân trên tay và có thể tách được thành 2 phu dọc thì phải hạ cả 2 phu xuống chiếu.
    - Ăn phu dậy khàn: Nếu không xin bất thực, người chơi được ăn quân giống quân của khàn vào phu dọc và dậy khàn luôn.
    Chỉ được ăn phu dậy khàn khi nhà trên đánh xuống hoặc mở nọc tại cửa của mình. Trường hợp mở nọc tại của của các người chơi còn lại thì phải dậy khàn luôn và chờ ăn quân khác hoặc đánh đi hai quân đang chờ ăn.
    - Nếu quân ăn giống quân trong phu bí có sẵn trên bài thì lợi dụng việc ăn thêm của phu bí để hạ phu bí tránh hạ 2 phu để lộ nhiều quân. Khi ù thì hạ nốt hai quân tạo thành phu dọc.​
    * Phỗng:
    - Nếu có 2 quân bài giống nhau mà bài làng ra đúng quân ấy ở bất kì cửa nào người chơi đều có thể phỗng. Người có phỗng được quyền ưu tiên ăn quân bài đó.
    - Để có thể phỗng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
    + 2 quân bài phỗng ít nhất phải có 1 quân trên tay. Quân bị lộ dưới chiếu KHÔNG được đi vào phu dọc.
    + Nếu bài có 3 quân cùng giống nhau trên tay, thì sau khi phỗng phải hạ thêm phu dọc chứa quân giống trên tay xuống (gọi là phỗng tái kiến). Trường hợp này người chơi đã xin bất thực.​
    Không được phép bỏ phỗng quân trước rồi lại phỗng quân sau TRỪ trường hợp phỗng để ù.
    Người chơi Phỗng xong thì đánh đi như bình thường, không phải trả cửa.
    * Dậy khàn:
    - Bài có khàn úp, nếu xuất hiện cây trong khàn thì bắt buộc phải dậy Khàn, nếu không dậy thì khi ù sẽ bị bắt lỗi Khê Khàn.​
    * Dậy Thiên khai:
    - Trong Tổ Tôm dân gian thì có quy định "Động nọc dậy Thiên khai". Trong game Tổ Tôm Sân Đình thì Thiên khai được tự động dậy khi cây nọc đầu tiên được bốc.​
    * Ăn quân Yêu:
    - Quân Yêu là cây bắt buộc phải ăn, không được đánh đi.
    - Quân Yêu đứng 1 mình đã là một phu rồi nên khi Yêu đến cửa nếu không ai phỗng chỉ cần bấm ăn.
    - Nếu có Yêu nhà giống quân ăn thì phải hạ xuống xếp lên trên.
    - Nếu có các quân khác ghép với quân Yêu tạo thành phu thì có thể chưa cần hạ ngay để tránh lộ bài và khi ù hạ cạnh quân yêu.​
    * Ăn năm binh:
    - Có hai quân giống nhau trên tay nhưng không phỗng (vì dùng để vào hai phu). Khi đó chỉ thực hiện ăn bình thường vào phu bí gọi là ăn 5 binh.
    - Ăn 5 binh thực chất là ăn thêm vào phu bí có sẵn, khi ăn phải hạ phu bí và các quân giống cây ăn xuống chiếu.
    - Ăn 5 binh chỉ được ăn ở cửa nhà mình, cửa trên nếu nhà trên không ăn - dưới, nhà trên đánh xuống.
    - Ăn 5 binh thì không được xếp 3 quân giống nhau liên tiếp mà xếp hai quân giống nhau ở dưới cùng (phía trên) và quân còn lại xếp sau cùng.​
    * Ăn lục binh:
    - Có ba quân giống nhau trên tay nhưng không úp khàn (bất thực khàn) vì dùng để vào các phu khác nhau. Khi đó chỉ thực hiện ăn bình thường vào phu bí gọi là ăn 6 binh.
    - Cách thức ăn và xếp quân giống như ăn 5 binh chỉ khác là phải hạ xuống chiếu 6 quân trong đó có 4 quân giống nhau, xếp 2 quân trên cùng và 2 quân dưới cùng (tổng 6 quân nên gọi là 6 binh).​
    * Ăn cài khàn:
    - Có khàn và một quân khác cùng số. Khi đó có thể ăn quân cùng số còn lại để tạo thành phu bí, xếp quân vào giữa khàn và quân trên tay.
    - Chọn quân trên tay, khàn và quân của làng bấm nút ăn.
    - Nếu ăn thêm quân nữa thì xếp vào bên cạnh quân ăn và để lên trên.
    - Nếu ăn thêm quân nữa giống quân úp thì ngửa quân đã úp lên và xếp dọc theo quân ăn đồng thời ngửa thêm một quân của khàn xếp năm ngang theo khàn. Chưa được dậy khàn, ù mới ngửa nốt các quân trong khàn và dậy khàn.
    - Nếu dậy khàn thì ngửa tất cả các quân lên.​
    * Ăn phu có thiên khai hoặc khàn đã dậy:
    - Tương tự như ăn vào phu thiếu và phu có sẵn
    - Ăn phu có cả thiên khai và khàn:
    - Quân ăn cùng thiên khai và khàn tạo thành phu bí. Có hai trường hợp:
    + Đã dậy khàn: ăn như phu bí
    + Chưa dậy khàn: ăn cài khàn.​
    * Ăn thêm phu khác từ phu có sẵn:
    - Nếu phu đã có mà có đủ số quân để tách sang phu khác thì có thể ăn thêm để tạo thành phu khác.​