[Tiến Lên] Bàn phím chơi game chất lượng giá rẻ

Thảo luận trong 'Luật chơi Tiến Lên Miền Nam Pro' bắt đầu bởi hiendothi95h, 13/5/21.

  1. hiendothi95h

    hiendothi95h Lý trưởng

    Tại Việt Nam có hàng trăm thương hiệu bàn phím cơ khác nhau từ giá rẻ đến đắt tiền, từ không đèn nền đến LED RGB, từ sản phẩm bình dân đến thủ công mĩ nghệ. Thị trường có quá nhiều sự lựa chọn vậy mình nên chọn bàn phím cơ nào? Nhu cầu của mình như thế nào? OK, vào vấn đề nhé!

    Nói về switch chúng ta có rất nhiều thương hiệu khác nhau. Từ tiêu chuẩn công nghiệp của switch bàn phím cơ hiện đại như Cherry MX sản xuất tại Đức hay những loại switch clone Cherry MX giá cả phải chăng hơn như Kailh (Kaihua), Gateron, TTC,... hay loại "switch nhà trồng" nghe rất bình dân nhưng giá lại há hốc mồm như Topre được sử dụng trên Realforce, Happy Hacking Keyboard (HHKB) - thương hiệu của tập đoàn Topre Nhật Bản. Tất cả chúng đều có một tên gọi chung là switch - công tắc với nhóm Cherry MX, Kailh, Gateron,... là nhóm công tắc cơ học (Mechanical Switch) và Topre là nhóm công tắc cảm ứng điện dung (Electrostatic Capacity Switch).

    Có rất nhiều loại switch khác nhau cho các bàn phím cơ khác nhau. Một số hãng dùng hàng nhà trồng là Realforce với switch Topre, Razer với switch cơ học Razer, switch quang học Razer, Steelseries với switch Steelseris QX2,... vậy nên sẽ có rất nhiều lại switch khác nhau mà mình không thể giải thích hết cho các bạn vì rất dài và rối. Vậy nên mình sẽ tóm gọn lại các lại switch trong một số tính chất sau nhé bàn phím cơ

    Điểm trừ của layout này là gì? Rất nhiều. Đầu tiên bạn không thể sử dụng ngay mà cần thời gian làm quen thường là vài ngày. Sau đó bạn phải học cách làm quen lại với cụm phím số và cụm phím hỗ trợ soạn thảo văn bản như Home, End, Insert, Delete khi chúng đã được tích hợp vào các phím chính. Nghe có vẻ hơi khó nhưng khi quen tay rồi bạn không thể trải nghiệm được các bàn phím cơ TKL hay Fullsize sướng như trước đây nữa đây bởi vì khi đó bạn đã nhận ra đây là layout tối ưu nhất cho bạn. Cũng nhờ việc cắt giảm nhiều phím và kích thước, độ cơ động cao hơn và trọng lượng nhẹ hơn giúp bạn có thể mang bàn phím đi bất cứ đâu để sử dụng.

    Đây là một chủ đề với 2 thái cực hoàn toàn độc lập với nhau mà tới mình cũng khó mà biết bên nào đúng, bên nào sai vì ai cũng có cái lý của mình cả. Thôi thì cùng mình phân tích hai trường phái có LED và không LED xem loại nào phù hợp nhu cầu của bạn nhé!

    Bạn thường xuyên sử dụng bàn phím ở những khu vực không đủ ánh sáng hoặc bạn thích sự màu mè, đặc sắc mà những hiệu ứng LED mang đến thì đây là lựa chọn của bạn.

    Việc tích hợp đèn nền LED dạo gần đây là một trào lưu khi mà những bóng đèn 16.8 triệu màu này thể hiện được cá tính của bạn cũng như định vị những nút mà bạn cần sử dụng khi chơi game. Chỉ cần một cú liếc mắt là bạn có thể định vị được chúng ngay. [​IMG]

    Ở một số mẫu bàn phím cơ, ngoài những tính năng kể trên bạn còn có một số tính năng vui vẻ khác như Macro, cụm phím Multimedia hay khả năng thay keycap. Thường thì nhóm tính năng này thuộc nhóm mang tính vui vẻ vì đa phần các tính năng này có người thấy thiếu thì lại nhớ mà không có cũng không sao nên mình sẽ điểm nhanh qua nhé.
    Đây là tính năng bạn chỉ dùng khi cần một chuột các hành động được thực hiện với một thứ tự chính xác hoặc sử dụng để lặp đi lặp lại một hành động nào đó. Thật sự khi gõ phím đơn thuần, bạn không cần đến tính năng này và chỉ khi chơi game nó mới có cũng được mà không có cũng không sao. bàn phím cơ giá rẻ Thường các bàn phím dòng Gaming sẽ hỗ trợ tính năng này. Tuy nhiên các bạn nên nhớ Esport chuyên nghiệp cấm sử dụng Macro nên bạn cũng cần lưu ý nhé!

    CÁC PHÍM MULTIMEDIA

    Khi làm việc hoặc chơi game, các phím Multimedia giúp bạn điều chỉnh nhanh âm lượng hoặc bài hát mà không cần lọ mọ tìm trình phát nhạc hoặc mục chỉnh âm lượng trên Windows. Đâycũng là một tính năng có cũng được mà không có cũng không sao nên bạn hãy cứ thoải mái nghĩ mình cần nó hay không nhé.

    KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH KEYCAP CHUẨN CHERRY

    Nhắc đến đây thì người đầu tiên buồn là các anh dùng switch Topre (trừ Realforce RGB) bởi họ dùng một chuẩn chân riêng. Còn switch Cherry và clone Cherry thì dùng thoải mái bởi chân dấu + đặc trưng gắn đâu cũng được.

    Nhưng để chơi nguyên set thì phải xem đến layout nữa. Thường những anh dị dạng như Corsair, Razer, Asus hàng dưới cùng rất khó kiếm keycap. Và các mẫu bàn phím kích thước mini cũng khó săn keycap hơn khi bạn cần một số kit đặc biệt. Còn các hãng chuyên về bàn phím cơ văn phòng thì thoải mái bởi layout của họ luôn là chuẩn mực nên trọn bộ keycap thay thế rất dễ tìm. bàn phím chơi game